Xử phạt trên 5.500 xe vi phạm tải trọng trong tháng 5

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 09/06/2016 05:25

Các Sở GTVT, các Cục QLĐB qua kiểm tra đã phát hiện xử lý trên 5.500 phương tiện vi phạm tải trọng, phạt tiền trên 40 tỷ đồng.

KSTT xe
Các lực lượng chức năng tăng cường công tác  KTTT phương tiện

Ông Vũ Đỗ Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, từ ngày 21/4 - 20/5 các Sở GTVT, các Cục QLĐB qua kiểm tra đã phát hiện xử lý trên 5.500 phương tiện vi phạm tải trọng.

Theo đó, tại các Sở GTVT lực lượng TTGT toàn ngành, có sự phối hợp của lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác đã tiến hành kiểm tra  63.483 xe, trong đó 4.999 xe vi phạm về tải trọng, 377 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 1.653 GPLX, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 38,4 tỷ đồng. Tại các Cục QLĐB: Công chức Thanh tra các Cục QLĐB đã tiến hành kiểm tra 240 xe, trong đó 152 xe vi phạm về tải trọng, 38 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 85 GPLX, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 3,5 tỷ đồng .

Công tác KSTT phương tiện tiếp tục được thực hiện quyết liệt trên cả nước, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm ANTT, ATGT trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nhiều địa phương làm tốt công tác KSTTX như Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. HCM, Cần Thơ…Tuy nhiên, tình hình vi phạm về tải trọng, kích thước thùng hàng ở một số địa phương còn phức tạp, tập trung ở phía Bắc; trong quá trình triển khai thực hiện, công tác phối hợp giữa lực lượng Công chức Thanh tra các Cục QLĐB thuộc Tổng cục ĐBVN và lực lượng TTGT, Công an các địa phương còn hạn chế, còn một số việc cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh.

Bên cạnh đó, một số địa phương có kết quả chưa tốt, vẫn còn xe quá tải lưu thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố mà chưa bị các lực lượng chức năng của địa phương kiểm tra, xử lý triệt để: Xe có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở vật tư, vật liệu xây dựng quá tải cung cấp cho các Dự án xây dựng, lưu thông trên các tuyến đường tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Xe chở vật tư, vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên các tuyến đường nội đô TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.Xe chở dăm gỗ quá tải, có kích thước thùng hàng vượt quá quy định ra vào Cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.Xe chở vật liệu xây dựng lưu thông qua khu vực đặt Trạm KTTTX tỉnh Yên Bái trên QL.70, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.Xe tải hạng nặng, xe container siêu trường, siêu trọng lưu thông qua khu vực đặt Trậm KTTTX lưu động tỉnh Hà Nam đặt trên ĐT494, thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Xe chở vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên QL.39, tỉnh Hưng Yên.Tại một số Cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, vẫn còn tình trạng lái xe sử dụng Giấy phép lưu hành giả hoặc không có Giấy phép lưu hành, lợi dụng sơ hở của các lực lượng làm nhiệm vụ xuất, xếp hàng hóa tại các Cảng để chở hàng quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng ra khỏi Cảng.

Cũng theo ông Vũ Đỗ Anh Dũng, tháng 6/2016 là tháng cuối Quý II, ngoài việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATGT và thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBATGTQG về việc tiếp tục tăng cường công tác KSTTX trên đường bộ; đồng thời từ nay đến cuối Quý III/2016, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an dự kiến tổ chức hội nghị tổng kết 02 năm thực hiện Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA do vậy, yêu cầu các Sở GTVT, các Cục QLĐB tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT và lực lượng CSTT, KSQS thực hiện nghiêm túc công tác KSTTX tại các Trạm KTTTX, nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm, đảm bảo số xe vi phạm trong số xe dừng cân kiểm tra đạt tỷ lệ cao (70%), hạn chế đến mức thấp nhất việc dừng các xe không vi phạm, gây lãng phí thời gian, tâm lý bức xúc cho chủ xe, lái xe.

Tiếp tục nắm bắt tình hình, phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí và người dân; căn cứ tình hình thực tế chủ động lập Kế hoạch kiểm tra, thanh tra đột xuất (đặc biệt vào ban đêm), tập trung tại các đầu nguồn hàng, kho bãi, bến cảng; đặc biệt là các mỏ đá, nhà máy xi măng, nhà máy chế biến nông, lâm sản, nhà máy chế biến gỗ, các công trình xây dựng. Trong quá trình kiểm tra, không được dùng biện pháp bóc tháo tem kiểm định trên các phương tiện vi phạm; phải nắm chắc tình hình địa bàn, triển khai lập kế hoạch để khi thực hiện phải có hiệu quả không để xảy ra điểm nóng. Đối với các trường hợp khó khăn phải báo cáo Tổng cục ĐBVN, Bộ GTVT để xin ý kiến chỉ đạo xử lý.

Nắm chắc tình hình và thông tin để có kế hoạch kiểm tra đột xuất các phương tiện chở vật tư, vật liệu xây dựng lưu thông vào ban đêm, các phương tiện hết niên hạn sử dụng chở hàng quá tải chủ yếu lưu thông trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Phối hợp với lực lượng KSQS các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện nghi vấn mang BKS Quân đội giả để chở hàng quá tải và trốn phí sử dụng đường bộ, các địa phương đã phát hiện nhiều là Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phối hợp với các lực lượng làm công tác xuất, xếp hàng hóa tại các Cảng, đặc biệt là tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, kiểm tra và xử lý các phương tiện sử dụng Giấy phép giả hoặc không có Giấy phép lưu hành chở hàng quá khổ, quá tải, hàng siêu trường, siêu trọng; đặc biệt là tình trạng các phương tiện sau khi ra khỏi Cảng tiến hành sang tải, dồn tải tại các kho, bãi container. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Tổng cục ĐBVN báo cáo Bộ GTVT quy định, chỉ đạo một số nội dung liên quan đến công tác KSTTX nhằm khắc phục các bất cập đã xảy ra trong thời gian vừa qua: Quy định việc KSTTX (khối lượng hàng hóa được phép chở của phương tiện, việc xếp hàng hóa lên xe, kích thước thùng hàng…) trong khu vực đầu nguồn hàng, Cảng, mỏ, công trường thi công…Chuẩn bị và hướng dẫn triển khai một số nội dung mới trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó có nội dung quy định về giữ tem kiểm định phương tiện, xử phạt về tải trọng phương tiện, tải trọng đường bộ... Quy định về công tác phối hợp và trách nhiệm của lực lượng chức năng địa phương trong công tác KSTTX khi có lực lượng của Tổng cục ĐBVN, các Cục QLĐB phối hợp thực hiện trên địa bàn của địa phương.

Nghiên cứu, đề xuất báo cáo Tổng cục ĐBVN, Bộ GTVT về công tác kiểm tra ghi hình tại các Trạm KTTTX nhằm minh bạch hóa công tác KSTTX và có chứng cứ cụ thể khi xử lý các phương tiện vi phạm. Các Sở GTVT, các Cục QLĐB tăng cường quản lý, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông nâng cao tinh thần trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác; phòng ngừa sai phạm trong khi làm nhiệm vụ. Lãnh đạo các Sở GTVT, các Cục QLĐB chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực trong công tác. Kiểm tra, đôn đốc các Nhà Đầu tư Dự án BOT trong việc lắp đặt

Trạm KTTTX ghép với các Trạm thu phí đường bộ. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí trong công tác tuyên truyền về KSTT phương tiện; thông báo trên các phương tiện thông tin về các doanh nghiệp, đơn vị làm tốt và các doanh nghiệp, đơn vị làm chưa tốt hoặc có vi phạm. Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Sở GTVT, các Cục QLĐB chỉ đạo, phổ biến đến cán bộ, công chức để thực hiện.

Ý kiến của bạn

Bình luận