Một điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ có rào chắn |
Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn tại các vị trí giao cắt đường sắt - đường bộ chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công (sử dụng nhân công phòng vệ đường ngang bằng cần hoặc dàn chắn). Việc làm này cần số lượng lớn nhân viên trực chốt tại các đường ngang để đảm bảo an toàn chạy tàu. Ngoài ra, tại các đường ngang cảnh báo tự động (cảnh báo bằng thiết bị đèn, loa, chuông…, không có nhân viên gác chắn), TNGT đường sắt vẫn có thể xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không chú ý quan sát hoặc cố tình vi phạm, vượt đường sắt mặc dù thiết bị đã cảnh báo.
Vì vậy, tháng 3/2015, HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN có chủ trương đưa công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa vào công tác quản lý đường ngang để từng bước giảm cường độ lao động và giảm định biên đối với các đường ngang có gác, đồng thời, hỗ trợ và tăng cường đảm bảo ATGT.
Ông Nguyễn Đức Sơn, Phó ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt VNR cho biết, ngay sau khi có chủ trương trên, các đơn vị đã tiến hành rà soát, lựa chọn thiết bị để lắp đặt và vận hành thí điểm tại các đường ngang. Các đơn vị quản lý hạ tầng đường sắt phải chủ động tìm kiếm đối tác có đủ năng lực kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các nội dung kỹ thuật để triển khai phương án linh hoạt như: lắp động cơ điện trên dàn chắn đơn hoặc dàn chắn lồng tại đường ngang có gác, lắp cần chắn điện tại đường ngang cảnh báo tự động trong phạm vi đơn vị quản lý.
Tại các đường ngang cảnh báo tự động, VNR sẽ lắp đặt camera giám sát để quản lý, phát hiện hư hỏng hoặc phát hiện hành vi phá hoại để xử lý kịp thời cũng như làm cơ sở để xử phạt các đối tượng vi phạm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.