Video: Toàn cảnh thi công dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau
Thông tin về tình hình thực hiện GPMB dự án qua địa bàn tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Chí Nhẫn, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương luôn cố gắng bàn giao mặt bằng sớm nhất cho các dự án giao thông trọng điểm.
"Đến nay, khối lượng công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Cà Mau không còn nhiều. Địa phương đang tập trung quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, sẽ cơ bản hoàn thành phần còn lại trong tháng 8/2023 trên tuyến chính. Đối với tuyến nối, tổng số hộ bị ảnh hưởng 216 hộ và 01 tổ chức. Chúng tôi cũng đang gấp rút để thực hiện nhanh chóng, bên cạnh đó là công tác di dời hạ tầng kỹ thuật được thực hiện đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công", ông Nhẫn thông tin.
Ngoài vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án cũng đang đứng trước nguy cơ không thể thi công phần đường do thiếu nguồn vật liệu cát.
Có mặt tại công trường, theo ghi nhận của PV Tạp chí Giao thông vận tải, nhiều khu vực công địa được đào bóc, trải vải địa đang "nằm" chờ cát ở tất cả gói thầu. Hàng chục chiếc xe ủi, máy đào,... phải đứng bánh. Bên cạnh đó là cảnh tượng nhiều tuyến đường công vụ thi công dang dở do không có cát đắp,... xung quanh là những ruộng nước mênh mông.
Trên công trường dự án, PV Tạp chí Giao thông vận tải cũng ghi nhận đoạn đường đang thi công thí điểm cát biển với chiều dài khoảng 300m. Đến nay, các nhà thầu đã hoàn thành láng nhựa 3 lớp và cho các phương tiện chở vật liệu phục vụ thi công dự án lưu thông trên tuyến; Công tác quan trắc định kỳ theo đề cương được duyệt vẫn tiếp tục thực hiện.
Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, trước những khó khăn về triển khai thi công dự án, Ban QLDA Mỹ Thuận kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục có ý kiến với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cấp cho dự án. Cụ thể, tỉnh An Giang có kế hoạch hỗ trợ nhà thầu tiếp tục tiếp nhận 1,1 triệu m3 từ 4 mỏ đã bố trí cho dự án ngay trong tháng 8/2023 và sớm triển khai thủ tục đối với 2,2 triệu m3 như dự kiến, để đảm bảo đủ 3,3 triệu m3 trong năm 2023.
Tỉnh Đồng Tháp cần quan tâm và sớm bố trí 0,5 triệu m3 cát từ nguồn tăng công suất các mỏ đang khai thác trong tháng 8/2023 như dự kiến. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp cần đẩy nhanh việc hỗ trợ các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ cấp quyền khai thác các mỏ mới ngay trong tháng 8 và tháng 9/2023.
Về công tác GPMB, các tỉnh, thành phố, cần tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng và không cản trở thi công dự án. Trong đó, tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang sớm có phương án bố trí ngay nền tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại các vị trí thi công cầu để sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho dự án.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.