Các PMU giao thông đang chạy đua “tiêu tiền” thế nào?

Tác giả: Đình Quang

saosaosaosaosao
Đầu tư - Hạ tầng 09/03/2022 13:28

Một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án (PMU) đạt kết quả cao hơn mức bình quân chung của Bộ GTVT những vẫn còn nhiều đơn vị chậm giải ngân.

DJI_0081
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45

Giải ngân vốn giao thông nơi cao, nơi thấp

Theo thông tin từ Vụ KH-ĐT, tính đến hết tháng 2/2022, Bộ GTVT đã giải ngân được 2.300 tỷ đồng, đạt 4,4% so với tổng số kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đánh giá của Vụ KH&ĐT cho thấy, kết quả giải ngân trong 2 tháng đầu năm 2022 chưa cao, khối lượng chủ yếu tập trung ở các dự án cao tốc; dự án đường sắt, đường bộ cấp bách và dự án trọng điểm.

Theo thống kê của Vụ KH-ĐT, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã có kết quả giải ngân đạt cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của Bộ GTVT trong tháng 2/2022, gồm: Sở GTVT Điện Biên giải ngân 98/417 tỷ đồng (đạt 23%), Ban QLDA Đường sắt giải ngân 211/1.802 tỷ đồng (đạt 13%), Ban QLDA Đường thủy giải ngân 102/930 tỷ đồng (đạt 10%), Ban QLDA Thăng Long giải ngân 608/6.830 tỷ đồng (đạt 9%), Ban QLDA2 giải ngân 220/3.452 tỷ đồng (đạt 6,4%),…

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án khác có kết quả giải ngân thấp hoặc chưa giải ngân. Trong đó, một số chủ đầu tư được giao kế hoạch lớn cho các dự án đang thực hiện đầu tư, nhưng chưa trình Bộ GTVT phân khai dự toán trên hệ thống Tabmis để giải ngân, gồm: Sở GTVT Hưng Yên đã giao 597 tỷ đồng/2 dự án, Sở GTVT Ninh Bình đã giao 111 tỷ đồng/3 dự án,…

Lý giải nguyên nhân chậm giải ngân trong 2 tháng đầu năm, Vụ KH-ĐT cho biết, trong tháng 1/2022, phần lớn các đơn vị tập trung giải ngân phần còn lại của kế hoạch năm 2021. Trong khi đó, tháng 2/2022 trùng thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán.

“Đối với các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, các ban quản lý dự án đã nỗ lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công ở hiện trường nhưng giải ngân không cao do phải thực hiện thu hồi tạm ứng hợp đồng qua các đợt thanh toán”, đại diện Vụ KH-ĐT thông tin.

Cần giải ngân thêm 1.500 tỷ đồng vốn ngoài kế hoạchđăng ký

Về kế hoạch giải ngân tháng 3/2022, đại diện Vụ KH-ĐT cho biết, theo kế hoạch đăng ký của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Bộ GTVT sẽ giải ngân khoảng 3.500 tỷ đồng, tập trung ở các dự án lớn như: Cao tốc Bắc - Nam (910 tỷ đồng); trả nợ BT La Sơn - Túy Loan (840 tỷ đồng); dự án thành phần 1 thuộc dự án đầu tư QL20 (450 tỷ đồng); các dự án quan trọng, cấp bách (220 tỷ đồng); các dự án giao thông trong nước đang triển khai thực hiện: Luồng sông Hậu giai đoạn 2 (312 tỷ đồng), dự án QL1 Hậu Giang - Sóc Trăng (100 tỷ đồng), dự án tuyến tránh QL1 qua TP.Cà Mau (70 tỷ đồng), dự án tuyến tránh TP.Buôn Ma Thuột (40 tỷ đồng),…

“Theo số liệu của Bộ Tài chính, dự kiến hết tháng 2/2022, cả nước giải ngân đạt tỷ lệ 8,61%, trong đó, ước giải ngân của Bộ GTVT là 2.815 tỷ đồng, đạt 5,6%, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (đạt 9%). Trong tháng 3/2022, ngoài giải ngân kế hoạch đã đăng ký còn phải bù số giải ngân chậm và phấn đấu giải ngân đạt mức trung bình cả nước dự kiến khoảng 15%, cần giải ngân thêm ngoài kế hoạch đăng ký khoảng 1.500 tỷ đồng”, đại diện Vụ KH-ĐT thông tin.

Đề xuất giải pháp thực hiện, Vụ KH-ĐT cho biết, trong kế hoạch năm 2022 có 3.400 tỷ đồng kế hoạch thu hồi vốn ứng trước, phần thu ứng chỉ phải thực hiện các thủ tục, không phải thi công hiện trường, nhưng chưa được các chủ đầu tư phân khai dự toán để có thể giải ngân ngay.

Ngày 2/3/2022, Bộ GTVT đã ban hành Văn bản 1969 đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án hoàn ứng; đề nghị các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng, tiến hành phân khai dự toán, triển kh ai gấp các thủ tục để giải ngân kế hoạch hoàn ứng các dự án ngay trong tháng 3/2022.

Đối với các dự án đang thi công, đặc biệt là nhóm các dự án có khối ượng thực hiện lớn như cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện dự án, yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ đạo nhà thầu, tư vấn thi công 3 ca tại hiện trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân dự án.

“Các dự án khởi công mới đã được giao vốn thực hiện, yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, ký hợp đồng để tạm ứng trong tháng 3/2022. Đồng thời, các dự án đang chuẩn bị đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án đầu tư. Ngoài ra, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải ngân vốn giải phóng mặt bằng”, đại diện Vụ KH&ĐT thông tin.

Ý kiến của bạn

Bình luận