Không có căn cứ, doanh nghiệp "mạnh ai nấy làm"
Tháng 8/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 58 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến xe điện và hệ thống liên quan. Cụ thể, hiện có 41 TCVN về an toàn, đo vận tốc, tiêu thụ năng lượng, phát thải, hệ thống pin/ắc-quy trên xe điện; 4 TCVN về dây cáp sạc xe điện; 8 TCVN về hệ thống sạc xe điện (quy định yêu cầu chung, tương thích điện từ, truyền thông giữa trạm sạc và xe điện, yêu cầu an toàn đối với hệ thống lắp trạm sạc, cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp khu vực sạc xe điện); 5 TCVN về thiết bị đo điện.
Vướng mắc nhất đối với các doanh nghiệp khai thác, vận hành là hiện vẫn chưa có Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về trụ, trạm sạc xe điện - công cụ quản lý nhà nước nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật trụ, trạm sạc xe điện trong khai thác, vận hành và giúp thị trường cạnh tranh minh bạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch, mua bán điện giữa đơn vị sở hữu trụ, trạm sạc và khách hàng. Việc chưa có một quy chuẩn cụ thể chung áp dụng trên cả nước khiến các doanh nghiệp không có căn cứ để thực hiện theo dẫn đến ai mạnh thì người ấy làm.
Đối với VinFast, tiêu chuẩn vị trí đặt trạm sạc của thương hiệu này sẽ ở các bãi đỗ xe, bến xe, trạm dừng nghỉ, trạm đổ dầu, trung tâm thương mại, cao tốc, quốc lộ… Trạm sạc VinFast được sản xuất dựa trên Tiêu chuẩn ISO-15118 và IEC 61851 do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế ban hành. Cụ thể, các xi-lanh sạc ô tô DC đạt tiêu chuẩn CCS 2 và cổng thường AC đạt năng lượng Type 2 châu Âu.
Với thiết kế dựa trên tiêu chuẩn châu Âu, các xi-lanh sạc VinFast đều được đảm bảo an toàn tối đa về nguồn điện. Theo đó, trạm sạc được thiết kế hợp lý với pin công suất, kết hợp đồng thời với cơ chế tự động ngắt khi sạc đầy duy trì độ bền của pin xe điện cũng như các thiết bị sạc. Ngoài ra, toàn bộ bộ sạc trụ của VinFast đều được bổ sung thêm chất béo kiểm soát tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, chống rò rỉ điện và nước. Do đó, người dùng có thể có tâm trí tải năng lượng trong mọi hình thái thời tiết tại Việt Nam.
Về mặt bằng, VinFast cũng không yêu cầu cụ thể mỗi trạm sạc sẽ có diện tích bao nhiêu. Với mỗi trụ sạc, VinFast yêu cầu đảm bảo diện tích 20 m2 cho mỗi xe có thể sạc. VinFast cho biết, khoảng cách giữa mỗi trạm sạc xe điện ở cao tốc, quốc lộ là 50 - 55 km, ở trung tâm thành phố không quá 2,5 km. Trong khi đó, các doanh nghiệp phát triển trạm sạc xe điện như EV One, Eboost, EverChanrge... không công bố các quy chuẩn lắp đặt, vị trí cũng như các yêu cầu kỹ thuật. Đến nay, các trạm sạc của các đơn vị trên mới chỉ có rải rác xuất hiện ở một số quận trung tâm của Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, chưa xuất hiện ở cao tốc, quốc lộ hay các tỉnh lẻ.
Về mức giá, do chưa có quy định nên hiện các doanh nghiệp vẫn đang áp dụng theo chính sách riêng. VinFast đang áp dụng đơn giá 4.012 đồng/kWh (mới tăng 4,8% theo giá điện EVN) tại các trạm sạc nhanh công cộng. Với các doanh nghiệp khai thác trạm sạc xe điện, đơn giá sạc nhanh mới được áp dụng sau khi tăng 4,8% sẽ là 10.375 đồng/kWh.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn cho trạm sạc xe điện và cũng chưa đề cập đến giải pháp cảnh báo và chữa cháy cho các trạm sạc. Tương tự, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình hiện nay cũng chưa có quy định riêng về yêu cầu thiết kế khi bố trí trạm sạc xe điện trong gara. Do đó, Cục cũng mới chỉ đưa ra giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan nhằm đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Cụ thể, vị trí trạm sạc và xe điện cần bố trí thành khu vực riêng, độc lập với các khu vực để xe khác, được ngăn cách bằng các tường ngăn cháy hoặc tạo khoảng cách an toàn không nhỏ hơn 10 m đối với khu vực xung quanh trạm sạc. Ngoài ra, tủ điện, thiết bị điều khiển và cấp nguồn cho trạm sạc phải được ngăn cháy với khu vực gara và bảo đảm theo quy định. Nếu lắp đặt trạm sạc xe điện tại cửa hàng xăng dầu thì vị trí bố trí phải phù hợp với cấp vùng nguy hiểm trong cửa hàng.
Về giải pháp chống tụ khói: Khu vực gara bố trí trạm sạc phải thiết kế giải pháp hút khói đúng quy định; quạt hút khói phải bảo đảm giới hạn chịu lửa tối đa và phù hợp với nhiệt độ thực tế đám cháy xe điện, trạm sạc xe điện. Ngoài ra, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH khuyến cáo các trạm sạc xe điện nên bố trí các bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy xe đẩy để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Trạm dừng nghỉ cao tốc phải có trạm sạc xe điện
Thông tư 09/2024 ngày 5/4/2024 của Bộ GTVT quy định, từ ngày 5/10/2024, những trạm dừng nghỉ xây mới trên các tuyến cao tốc, quốc lộ hoặc đường tỉnh phải có trạm sạc cho xe điện. Đặc biệt, không chỉ cần có trạm sạc, trạm dừng nghỉ loại 1 và loại 2 phải có số vị trí đỗ cho xe điện vào sạc chiếm 10% tổng vị trí đỗ xe. Việc đầu tư hạ tầng dành để lắp đặt trụ sạc, thiết bị sạc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và từng giai đoạn đầu tư.
Theo quy định, trạm dừng nghỉ loại 1 có diện tích từ 10.000 m2 trở lên, khu vực đỗ xe rộng khoảng 5.000 m2 trở lên. Với trạm dừng nghỉ loại 2, diện tích tối thiểu từ 5.000 m2 trở lên và diện tích bãi đỗ từ 2.500 m2 trở lên. Trong khi đó, các trạm dừng nghỉ loại 3, 4 có diện tích khai thác tối thiểu từ 3.000 m2 và 1.000 m2 trở lên. Với hai loại trạm dừng nghỉ 3, 4, yêu cầu về số vị trí đỗ xe điện chiếm 10% bãi xe dừng ở mức "khuyến khích có".
Đối với những trạm dừng nghỉ đã đưa vào khai thác trước ngày Thông tư có hiệu lực, chủ sở hữu phải hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình, bao gồm trạm sạc và khu vực đỗ cho xe điện theo quy chuẩn trước ngày 1/1/2027.
Mặc dù Thông tư 09/2024 của Bộ GTVT yêu cầu các chủ sở hữu trạm dừng nghỉ phải lắp trụ sạc xe điện, nhưng cơ quan chức năng chưa quy định rõ quy chuẩn nguồn sạc, sạc nhanh hay chậm, một chiều (DC) hay xoay chiều (AC). Điều này sẽ dẫn đến việc các trạm dừng nghỉ sẽ lắp đặt tự phát, không đồng bộ, thống nhất trên mỗi trạm dừng nghỉ.
Do chưa có quy hoạch, quy chuẩn xây dựng trạm sạc điện mà chỉ dừng lại ở quy định để quản lý hành chính nên các trạm sạc ở trạm dừng nghỉ sẽ không đồng bộ, trạm này có sạc nhanh, nhưng trạm khác lại sạc chậm là điều khó tránh khỏi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.