Bùng phát ca nhiễm tại các điểm trung chuyển xe buýt
Các ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại các điểm trung chuyển xe buýt Singapore đang khiến dư luận lo ngại. Tháng 9 vừa qua, đã có 314 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận tại 8 bến xe buýt.
Theo báo cáo của Cơ quan Giao thông Đường bộ (LTA) hiện có khoảng 9.500 tài xế xe buýt đang hoạt động. 99% nhân viên giao thông công cộng tuyến đầu đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Hiện tại, các công nhân xe buýt được yêu cầu nghỉ ngơi, ăn uống và hút thuốc một mình, bất kể tình trạng tiêm chủng.
Khu vực hút thuốc có ngăn cách |
Nhiều chuyên gia đề xuất nên gắn các tấm kính cường lực xung quanh ghế lái xe buýt để giảm thiểu lây nhiễm. Liên minh Công nhân Vận tải Quốc gia đã thử nghiệm biện pháp này từ năm ngoái để bảo vệ tài xế khỏi các vụ hành hung. Tuy nhiên, ý tưởng này sau đó không được hưởng ứng do những lo ngại rằng hình ảnh phản chiếu từ những tấm kính này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của tài xế. Do đó, phương án tốt nhất hiện tại vẫn là hạn chế tiếp xúc và tăng cường tự bảo vệ bản thân.
Ông Tan Chong Tee, 71 tuổi cho biết, ông thường cố gắng tránh những bến xe buýt có ca mắc nhưng vẫn phải sử dụng xe buýt 5 ngày/tuần.
Anh Nirmal Kishore, 23 tuổi, thường xuyên lui tới một bến xe buýt đã ghi nhận 23 ca mắc cho biết, anh cố gắng không chạm vào các bề mặt trong xe buýt và mang theo nước sát khuẩn.
Hầu hết các nhân viên giao thông công cộng đều cho biết họ đã làm hết các phương pháp để đảm bảo an toàn những nếu chẳng may vẫn mắc thì cũng đành chịu.
Tiến sĩ Leong Hoe Nam, từ Phòng khám Rophi cho biết, cơ quan quản lý cần rà soát lại các biện pháp phòng dịch tại các điểm trung chuyển xe buýt. "Cần phải rà soát những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như khu nghỉ ngơi, nhà vệ sinh, chỗ lấy khẩu trang... cũng như xem lại quy trình bàn giao việc. Ngoài ra, cần phải nâng cao ý thức phòng dịch của lao động, khuyến khích họ dùng khẩu trang 1 lần thay vì khẩu trang vải vì họ không giặt thường xuyên. Tôi vẫn thấy một số người sử dụng khẩu trang của cuộc diễu hành Quốc khánh năm ngoái. Điều này không tốt chút nào."
Hủy hoại nỗ lực phát triển giao thông công cộng
Đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nỗ lực của Chính phủ Singapre trong việc nâng cao tỉ lệ tham gia giao thông công cộng bền vững, khi nhiều người vì sợ lây bệnh mà chọn đi du lịch bằng taxi, thuê xe.
Theo khảo sát của Đại học Quản lý Singapore (SMU) tiến hành trên 2.350 người từ tháng 4 đến tháng 6, 61,1% người được hỏi cho biết họ đã thay đổi phương thức di chuyển kể từ khi đại dịch bùng phát. 24,7% số người đi làm được khảo sát cho biết họ ít đi tàu điện ngầm hơn, trong khi 18,3% ít đi xe buýt hơn. 15,7% người đi làm phụ thuộc nhiều hơn vào những phương thức di chuyển từ điểm - đến - điểm như taxi, dịch vụ gọi xe...
Sự sụt giảm của lượng người đi phương tiện công cộng và gia tăng của các phương thức di chuyển từ điểm - đến - điểm xuất phát từ những lo ngại về sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo sự sụt giảm mức độ hài lòng với các dịch vụ điểm - đến - điểm. Cũng theo kết quả khảo sát của SMU, điểm về mức độ hài lòng của khách hàng ngành này đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 73,1 điểm, trong khi tàu điện ngầm và xe buýt công cộng vẫn duy trì mức điểm như năm ngoái là 74,2 và 74,4 điểm. Lý do dẫn đến sụt giảm mức độ hài lòng là do khó gọi xe, giá cước tăng và thiếu các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn.
Theo ông Iswaran, Bộ trưởng Bộ GTVT Singapore, lượng người đi phương tiện công cộng chỉ bằng khoảng 60% trước đại dịch. Hiện tại, Chính phủ đang thắt chặt hơn các biện pháp phòng dịch trên hệ thống giao thông công cộng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.