Ảnh minh họa |
Theo đó, dự án hỗ trợ kỹ thuật của SECO (thực hiện từ năm 2016 – 2020) sẽ bao gồm các nội dung như nghiên cứu quy hoạch đô thị tích hợp dọc hành lang dự án BRT, quy hoạch giao thông và tăng cường tính kết nối, tăng cường năng lực cho các đơn vị và sở ngành có liên quan.
Về nội dung cụ thể, dự án gồm 3 hợp phần, trong đó hợp phần A là quy hoạch đô thị tích hợp, hỗ trợ các hoạt động tích hợp quy hoạch đô thị dọc hành lang tuyến BRT số 1; hợp phần B thực hiện quy hoạch giao thông và tăng cường tính kết nối các phương thức giao thông khác với hệ thống BRT còn hợp phần C sẽ tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan.
Dự án phát triển giao thông xanh TP. Hồ Chí Minh sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của Ngân hàng Thế giới (124 triệu USD) nhằm đầu tư tuyến BRT số 1 dọc theo trục đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ dự kiến sẽ được vận hành vào năm 2018.
Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, thành phố sẽ có 6 tuyến BRT. Cụ thể, tuyến số 1 chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (dài khoảng 20,5 km); tuyến 2 theo đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ Bến xe Miền Tây mới tới cầu Phú Mỹ (24 km); tuyến số 3 dọc theo đường Vành đai 2, đoạn từ ngã tư An Sương đến Bến xe Miền Tây mới (19 km); tuyến số 4 theo trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi , đoạn từ đường Kha Vạn Cân đến Công viên Chiến Thắng (14,5 km); tuyến số 5 theo trục đường Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong - nối dài ra đường Nguyễn Văn Linh (8,7km) và tuyến số 6 dọc theo đường Quang Trung (8,5 km). |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.