Đồ so sánh hệ giữa sức kháng cắt của sợi ngắn và sợi dài (SD) |
Tính toán về cắt cho dầm BTCT nói chung và BTCST nói riêng luôn là vấn đề rất phức tạp. Nhiều mô hình lý thuyết tính toán đã được đưa ra như: mô hình giàn 450C, mô hình giàn mềm có góc nghiêng cố định, mô hình giàn có góc nghiêng thay đổi, mô hình giàn ảo, mô hình vết nứt trượt, mô hình trường nén và trường nén cải tiến... Mô hình trường nén là một bước tiến của mô hình giàn. Mô hình trường nén được phát triển bởi Collins và Mitchel [12] sử dụng sự biến dạng đối với bê tông cốt thép bằng giả thiết rằng trường nén nghiêng chịu lực cắt sau khi nứt [3]. Tuy nhiên, lý thuyết trường nén bỏ qua ứng suất kéo trong bê tông đã nứt, vì vậy đã đưa các kết quả khá an toàn cho ứng xử cắt của các kết cấu. Mô hình trường nén sửa đổi (MCFT) là bước tiếp theo của mô hình trường nén. Trong mô hình trường nén sửa đổi, ứng suất kéo trong bê tông sau nứt đã được xem xét và được coi là có đóng góp cho sức kháng cắt của dầm BTCT. Mô hình MCFT đã được áp dụng để tính toán cho dầm BTCT thường và đã được đề xuất trong các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT như AASHTO LRFD 2012 [7], AASHTO LRFD 2017 [5] và ACI318-05 [6]. Đối với dầm BTCST, việc áp dụng mô hình này tính toán về cắt rất phù hợp. Mô hình trường nén sửa đổi sau đó đã được các tác giả Evan C. Bentz, Frank J. Vecchio and Michael P. Collins [9] phân tích đơn giản hóa còn gọi là mô hình trường nén sửa đổi đơn giản. Mô hình này đang được ứng dụng trong Tiêu chuẩn AASHTO LRFD 2017 [4] để tính toán chống cắt cho dầm BTCT. Bài báo trình bày phương pháp tính toán về cắt dầm BTCĐC CST bằng lý thuyết trường nén sửa đổi đơn giản, qua đó khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng cốt sợi, của hình dạng và chiều dài sợi đến sức kháng cắt. Tác giả: ThS. NCS. TRẦN THỊ LÝ - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, PGS. TS. PHẠM DUY ANH - Trường Đại học Giao thông vận tải, TS. ĐÀO VĂN DINH - Trường Đại học Giao thông vận tải.
Nội dung bài khoa học tại đây.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.