Dừng đèn đỏ như thế nào để có văn hóa giao thông?

Hỏi đáp 09/11/2015 05:57

Dừng đèn đỏ như thế nào là có văn hóa giao thông, giúp cho mỗi người tham gia giao thông đều được thoải mái tâm lý, đi đến nơi, về đến chốn?

 

Mỗi ngày trên đường đi làm, đi học, mỗi người chúng ta sẽ phải dừng đèn đỏ nhiều lần. Khoảng 30-40 giây dừng xe tưởng chừng rất ngắn ngủi khi so sánh với việc ngồi hàng giờ cà phê, nhưng không phải ai cũng dừng đèn đỏ "có văn hóa". Vậy dừng đèn đỏ như thế nào là có văn hóa giao thông, giúp cho mỗi người tham gia giao thông đều được thoải mái tâm lý, đi đến nơi, về đến chốn?

Quan sát đèn từ xa, nếu thấy không kịp đèn, nên chủ động giảm tốc độ trước, đừng thắng gấp khi đến đèn. Nếu được, có thể tắt máy xe nếu chờ đèn lâu, vừa tiết kiệm xăng vừa đỡ ồn ào, tất nhiên không bắt buộc. Không nhận tờ rơi khi được phát, hoặc nếu có nhận thì đừng vứt xuống đường. Nếu đường có cho phép rẽ phải khi đèn đó, cố gắng đứng tránh lối rẽ để người sau có thể rẽ. Không vượt đèn đỏ vì vượt đèn đỏ phạt rất nặng. Không bóp còi khi còn 4-5 giây nữa mới hết đèn, ai cũng muốn đi nhanh, về nhanh, sẽ chẳng có ai muốn ngủ lại tại cái đèn đỏ đâu, nên bạn không cần phải bóp còi làm gì

Bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm c, khoản 4, Điều 6 Nghị đinh này quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (quy định tại điểm h, khoản 4, Điều 7 Nghị định 171)

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 8 Nghị định 171).

Ngoài việc bị phạt tiền, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 6, Điều 16, Nghị định 171: Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng; nếu hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng. Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ dẫn đến tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.

Ý kiến của bạn

Bình luận