Hàng không thế giới: Cơ hội của những thương vụ bạc tỷ trong mùa dịch

Hàng không 25/05/2020 06:24

Đại dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế hàng không thế giới bị đình trệ, nhưng cũng mang đến cơ hội cải tổ và mua bán, sáp nhập cho các nhà đầu

Ảnh 1 - Các hãng hàng không chỉ được khai thác đún

Các hãng hàng không chỉ được khai thác đúng nửa số ghế máy bay theo lệnh giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lan truyền dịch bệnh

Cắt giảm đội bay và giờ làm

Một trong những biện pháp phổ biến nhất của nhiều hãng hãng không trên thế giới là cắt giảm đội bay trong thời điểm đại dịch Covid-19 giúp giảm chi phí hoạt động. Tại châu Âu, hãng hàng không Lufthansa đã tạm dừng hoạt động 700/763 tàu bay, tương đương 95% công suất khai thác. Bên cạnh đó, Lufthansa đã tiến hành các thủ tục ngừng bay vĩnh viễn đối với 43 máy bay - tương đương 6% đội bay và dừng hoạt động thương hiệu hàng không giá rẻ Germanwings. Đội bay của thương hiệu bay du lịch Lufthansa Cityline cũng sẽ bị thu hẹp vĩnh viễn. Các hãng hàng không quốc gia thuộc sở hữu của Tập đoàn như Austrian Airlines và Brussels Airlines cũng sẽ giảm tần suất bay.

Đối với thương hiệu hàng không giá rẻ AirAsia, giới lãnh đạo đã phải đàm phán với các công đoàn và hội đồng người lao động để thảo luận về “các mô hình việc làm mới với mục tiêu giữ càng nhiều việc làm càng tốt”. Giám đốc Điều hành của AirAsia Tony Fernandes và Chủ tịch Điều hành AirAsia Kamarudin Meranun cũng tuyên bố không nhận lương trong thời điểm đại dịch. Đồng thời, nhân viên của AirAsia cũng đã chấp nhận phương án giảm lương tối đa lên tới 75% nhằm đảm bảo duy trì toàn bộ việc làm và các hoạt động thiết yếu của AirAsia.

Hiện tại, nguồn doanh thu của hãng hàng không giá rẻ từ Malaysia đang bị đóng băng, đại dịch Covid-19 khiến cho 96% số máy bay của hãng không được cất cánh. Bên cạnh đó, việc phải duy trì các cam kết và hợp đồng tài chính như nhiên liệu, phí sân bay, bảo trì... đang khiến cho nhiều hãng hàng không rơi vào tình trạng “chảy máu tài chính”. Nhân viên từ khắp các bộ phận “đã chấp nhận giảm lương tạm thời ở bất cứ đâu trong khoảng 15 - 75% tùy thuộc vào thâm niên nhằm chia sẻ những khó khăn mà hãng hàng không đang phải đối mặt”, ông Fernandes cho biết.

Trong khoảng thời gian đại dịch, Tập đoàn Singapore Airlines cũng đã dừng khai thác 168 máy bay trong tổng số 196 chiếc trước lệnh cấm bay của nhiều nước trên thế giới. Thương hiệu hàng không giá rẻ của SIA là Scoot cũng dừng khai thác hầu hết các chặng bay, tương đương với việc “đắp chiếu” 47/49 máy bay. SIA cũng nhận được 13 tỷ USD từ Temasek Holdings - công ty đầu tư trực thuộc Chính phủ Singapore.

Ảnh 2 - Nguy cơ nhiều khách hàng mất trạng thái ưu
Nguy cơ nhiều khách hàng mất trạng thái ưu tú trong năm 2020 đã khiến Cathay Pacific công bố gia hạn cho thành viên của Marco Polo Club

Duy trì khách hàng thân thiết

Trong khi gần một nửa số máy bay trên thế giới đang phải tạm dừng hoạt động, nhiều hãng hàng không đang phải tìm cách để giữ chân khách hàng thân thiết - đối tượng quan trọng trong các chiến lược hồi phục kinh doanh sau đại dịch của hàng không thế giới.

Sự hoành hành của Covid-19 đã khiến nhiều hãng hàng không phải hủy nhiều chuyến bay, giới hạn các dịch vụ khiến cho các khách hàng trung thành khó có thể đạt đủ số dặm bay quy định để có thể duy trì các mức ưu đãi nhận được. Trước tình trạng trên, nhiều hãng hàng không đã tung ra chương trình hỗ trợ nhằm giữ chân các khách hàng ưu tú trên - nhóm đối tượng mang lại nhiều lợi nhuận.

Để có thể duy trì các khách hàng trung thành, các hãng bay ở châu Á đã tiến hành nhiều biện pháp để duy trì trạng thái ưu tú của khách hàng. Cathay Pacific đã đưa ra các gói ưu đãi dành cho thành viên của Marco Polo Club - chương trình tri ân khách hàng của Cathay Pacific và Cathay Dragon, đồng thời gia hạn thêm 6 tháng trên mọi cấp bậc thẻ trước nguy cơ nhiều khách hàng mất quyền lợi do không đủ số dặm bay trong năm 2020.

Các động thái của Cathay Pacific cũng khiến cho nhiều hãng hàng không phải xây dựng các chương trình ưu đãi cho khách hàng ưu tú. Vào giữa tháng 3, hãng hàng không Qantas của Úc cũng đã gia hạn quyền lợi cho khách hàng bay thường xuyên.

Tại Mỹ, Delta Air Lines - một trong những hãng hàng không lâu đời tại Mỹ đã tặng thêm 01 năm gia hạn cho các tài khoản thuộc Chương trình Medallion trong năm 2020. Khách hàng thuộc Câu lạc bộ Delta Sky cũng được duy trì trạng thái thành viên thêm 6 tháng. Ngay sau khi Delta Air Lines công bố các gói hỗ trợ khách hàng thân thiết, đối thủ United Airlines cũng cam kết với khách hàng về gia hạn thành viên cho khách hàng ưu tú thuộc Chương trình MileagePlus Premier, đồng thời sẽ giảm 50% tiêu chí gia nhập cho thành viên mới.

Tiềm năng cho các thương vụ bán và cho thuê lại máy bay

Thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê lại máy bay và nhà đầu tư hàng không đang có nhiều cơ hội trong việc thu mua tài sản hàng không với giá hấp dẫn. Các hãng hàng không ồ ạt thanh lý máy bay để giảm chi phí hoạt động đã dẫn đến nguồn cung dồi dào và giá bán giảm. Thị trường hàng không hiện tại cũng tạo điều kiện cho các bên cho thuê đưa thêm nhiều máy bay vào danh sách đầu tư với chi phí thấp hơn thông thường.

Bên cạnh đó, thị trường hàng không sau đại dịch sẽ trở nên “thông thoáng” hơn, khiến cho hàng rào thị trường được hạ thấp và tạo ra hệ sinh thái mới với nhiều hãng hàng không ra đời. Ngoài ra, các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư có thể tìm cách tận dụng các chi phí thấp khi thu mua tài sản, đồng thời các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê sau đó có thể liên doanh với các nhà đầu tư này để mua tài sản máy bay hoặc thay mặt các nhà đầu tư để quản lý tài sản hàng không.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận