Công tác trực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo trì đường thủy nội địađã phát hiện kịp thời và giải quyết nhanh chóng những tình huống, sự cố xảy ra trên tuyến luồng |
Ông Vũ Trung Tá - Tổng Giám đốc Đoạn 10 cho biết: “Công tác trực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo trì đường thủy nội địa là một lĩnh vực mới của đơn vị khi đảm nhận thực hiện, thời gian đầu tiếp cận cũng khá bỡ ngỡ mặc dù đơn vị đã chủ động thử nghiệm thực hiện công tác này trong năm 2017. Tuy nhiên, do yêu cầu nâng cao về chất lượng và được sự giúp đỡ tích cực của Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế & Môi trường của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi Cục Đường thủy nội địa phía Nam nên công tác thực hiện đã từng bước được hoàn thiện, mang lại hiệu quả tích cực nhất định”.
Theo ông Tá, từ khi triển khai công tác trực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo trì đường thủy nội địa đã mang đến khả năng kết nối rộng trên toàn địa bàn quản lý, đặc biệt là những vùng được phủ sóng thông tin, phát hiện kịp thời và giải quyết nhanh những tình huống, sự cố xảy ra trên tuyến luồng như: Quản lý giám sát hệ thống báo hiệu trên tuyến gồm cảnh báo phao trôi lệch vị trí, đèn tín hiệu yếu hoặc hư hỏng... để kịp thời khắc phục. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Công ty cũng trang bị hệ thống máy tính và xuồng cao tốc lắp đặt bổ sung ở các vị trí sông yếu như Phước Đông, Bình Đức, Biên Hòa, Phú Cường... để khi có sự cố trên tuyến sẽ nhanh chóng chủ động khắc phục nhằm đảm bảo ATGT tốt nhất.
Trong năm qua, nhờ hệ thống trực ứng dụng công nghệ thông tin nên nhiều trường hợp ăn cắp đèn hiệu đã được thu hồi nhờ có hệ thống định vị..., qua đây cũng nhắc nhở bà con làm nghề sông nước để bà con hiểu hệ thống phao được Nhà nước đầu tư nhằm phục vụ phát triển vận tải, hành vi lấy cắp đèn báo hiệu sẽ nhanh chóng bị phát hiện (đã có trường hợp chuẩn bị truy tố trước pháp luật) do đã cài hệ thống định vị giám sát.
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực đạt được thì cũng còn một số tồn tại cần hoàn thiện và khắc phục như: Tín hiệu đường truyền nhiều lúc không ổn định, mất tín hiệu do phụ thuộc vào chất lượng đường truyền qua mạng Internet, do đó bị động trong công tác trực, không nắm bắt tín hiệu thường xuyên. Khả năng phủ sóng tín hiệu còn hạn chế do địa bàn quản lý rộng, vùng sâu, vùng xa…, vì vậy việc tích hợp tín hiệu bị hạn chế, khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý. Ngoài ra, số lượng báo hiệu các tuyến trên website hatang.viwa.gov.vn do Phòng Quản lý Hạ tầng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật còn một số vị trí kích hoạt chưa đủ, đúng… gây khó khăn cho công tác kiểm tra, báo cáo, độ chính xác chưa cao. Các trạng thái cảnh báo nguồn, cảnh báo đèn… chưa thể hiện hợp lý và có sự trùng lắp.
Ví dụ: Khi kiểm tra vị trí cảnh báo nguồn chỉ hiển thị số liệu của 01 mã BH là QG182P016 cho cả ba tuyến nói trên, thực tế chỉ có 01 phao cảnh báo nguồn, như vậy tổng số cảnh báo nguồn là 01 thay vì hiện tổng là 3. Khi kiểm tra vị trí cảnh báo mất tín hiệu chỉ hiển thị số liệu của 4 mã BH là QG182P003, QG182P018, QG182P014, QG182P032 cho cả ba tuyến nói trên, thực tế chỉ có 4 phao cảnh báo mất tín hiệu, như vậy tổng số là 4 thay vì hiện tổng là 12.
Do đó, Đoạn 10 kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiến hành rà soát lại phần mềm truc_songvamco và tích hợp đầy đủ số liệu từ Phòng Quản lý Hạ tầng về số lượng báo hiệu, rà soát lại tọa độ các báo hiệu; kích hoạt đầy đủ vị trí của các báo hiệu theo số liệu thống kê để công tác trực nắm bắt và xử lý kịp thời có chất lượng; tăng khả năng phủ sóng của các thiết bị và phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị quản lý tuyến luồng, đơn vị xử lý khắc phục sự cố, CSGT đường thủy, chính quyền địa phương sở tại trên toàn địa bàn…) để kịp thời xử lý sự cố, tình huống xảy ra trên toàn địa bàn quản lý
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.