Hwasong 15 còn thiếu những gì để khiến Mỹ thực sự lo sợ?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Ứng dụng 01/12/2017 16:22

Triều Tiên mới đây đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong 15 được cho là có tầm bắn lên tới 13.000 km

 

1057308383-1511972657494-9-0-405-638-crop-15119726

Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên theo nhận xét vẫn bị lạc hậu hàng chục năm so với Nga hay Trung Quốc

Mặc dù chưa công bố hết, tuy nhiên những thông số ban đầu của Hwasong 15 được cho là khá ấn tượng, nó đạt tới tầm bắn của một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoàn chỉnh, tốc độ cao, mang theo được một đầu đạn cực lớn với sức hủy diệt khủng khiếp.

Tuy nhiên có thực sự sức mạnh của Hwasong 15 đủ khiến Mỹ cảm thấy lo sợ, nhất là khi họ đang xây dựng lá chắn tên lửa nhiều tầng, nhiều lớp để chống lại các ICBM của Nga và Trung Quốc có tính năng kỹ chiến thuật cao cấp hơn nhiều?

Tên lửa Triều Tiên mặc dù bắn xa, nhưng khi bị bao vây ngay từ ngoài khơi bởi tầng tầng lớp lớp các khu trục và tuần dương hạm trang bị hệ thống Aegis tối tân của Mỹ, Nhật Bản và cả Hàn Quốc thì nó sẽ rất khó thoát ly khi tốc độ đang chậm và quỹ đạo rất dễ đoán. Do vậy Bình Nhưỡng cần gấp rút hoàn thiện thêm các công nghệ sau đây cho phi đạn của mình.

Đầu tiên, để đánh lừa được các đài radar cảnh giới tầm siêu xa và được điều khiển bởi các máy tính siêu mạnh thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, tên lửa đạn đạo liên lục địa gần như bắt buộc phải có khả năng thay đổi đường bay trong quá trình tiếp cận mục tiêu.

Để làm được điều này, đầu đạn của ICBM sẽ yêu cầu lắp thêm một động cơ đẩy hay cơ cấu lái đặc biệt, chỉ cần tạo ra một chút sai lệch về quỹ đạo so với nguyên bản là quá đủ, tốc độ siêu lớn của ICBM sẽ khiến cho một tích tắc tính toán sai của máy tính tạo ra khoảng cách cả ngàn mét, dĩ nhiên vụ đánh chặn sẽ thất bại.

Các thông tin từ chính Triều Tiên mới chỉ tập trung vào tầm bắn của tên lửa chứ chưa dám tuyên bố họ đã làm chủ công nghệ tối tân trên, đây là điều mà Bình Nhưỡng cần dành sự quan tâm lớn nếu muốn Mỹ lo lắng thực sự.

Tiếp theo, để đánh chặn một đầu đạn đơn lẽ dĩ nhiên bao giờ cũng "nhàn hạ" hơn việc bắn rụng cả chục đầu đạn cùng lúc. Chính vì thế mà các ICBM tiên tiến hiện nay đều áp dụng cơ chế đa đầu đạn phân hướng (MIRV), họ chấp nhận giảm đương lượng nổ so với mang theo 1 đầu đạn cỡ lớn để tăng xác suất xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương.

Chưa dừng lại đó, Nga hiện đã chế tạo thành công tên lửa mang đa đầu đạn phân hướng, trong đó mỗi đầu đạn con lại có một động cơ đẩy riêng biệt. Kích thước thu gọn khiến cho diện tích phản xạ radar của nó đã nhỏ, lại còn có khả năng phân thân trở thành cả chục mục tiêu có độ cơ động cực cao thì việc đánh chặn sẽ gần như là bất khả thi.

Triều Tiên được cho là chưa làm chủ công nghệ giúp tên lửa cơ động trong quá trình bay lẫn công nghệ MIRV thế hệ cũ (chỉ đầu đạn mẹ có khả năng cơ động, sẽ tung đầu đạn con theo tính toán để tấn công một diện tích nhất định), cho nên họ còn cần cố gắng nhiều mới vươn lên tới tầm cường quốc hạt nhân có khả năng đe dọa trực tiếp tới Mỹ.

Ý kiến của bạn

Bình luận