Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của thành phố rất rõ: tuyến BRT là tuyến đường riêng, không có xe buýt thường hay phương tiện vận tải nào được đi chung vào đây. Hiện nay, trước tình trạng các phương tiện cố tình lấn làn BRT, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, sẽ đẩy mạnh kiểm tra, xử phạt, cả theo hình thức phạt tại chỗ cũng như thông qua dữ liệu vi phạm ghi nhận từ hệ thống camera giám sát dọc tuyến. Như vậy sẽ góp phần chấn chỉnh ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông, từ đó từng bước nâng cao văn hóa giao thông.
Với tuyến BRT 02 Kim Mã - Hòa Lạc đã từng được nghiên cứu, ông Ngô Mạnh Tuấn cho biết, thành phố sẽ không đầu tư loại hình BRT cho tuyến này nữa bởi hai lý do.
Thứ nhất, sau khi nghiên cứu, cuối năm 2017, Sở GT-VT đã phối hợp với Tổng công ty Vận tải Hà Nội mở tuyến xe buýt chất lượng cao 107 từ Kim Mã đi qua Khu công nghệ cao Hòa Lạc và kéo dài tới Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Sau thời gian vận hành, đến nay, tuyến buýt 107 đã hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả cao.
Thứ hai, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ nhằm phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Láng - Hòa Lạc) vào cuối năm 2018 để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương.
"Như vậy, nếu làm BRT trên trục Đại lộ Thăng Long sẽ dẫn tới bị trùng lắp, lãng phí", ông Tuấn nói.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.