Lạng Sơn: Hiệu quả từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ

Tác giả: Hạ Liên

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 08/11/2017 14:39

Nhờ có Quỹ bảo trì đường bộ, nhiều con đường đã được nâng cấp phục vụ nhân dân.

82171E4E-5A27-45A9-8FD6-E1E2D8CAD757.
Quỹ BTĐB Lạng Sơn có nguồn 65% từ Quỹ BTĐB TW (Ảnh minh họa)

Kể từ khi đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2013, Quỹ Bảo trì đường bộ (BTĐB) tỉnh Lạng Sơn hoạt động rất hiệu quả, được xã hội và cộng đồng ủng hộ. Bằng hai nguồn là Quỹ BTĐB TW chiếm 65% và Quỹ BTĐB địa phương chiếm 35% đã làm cho bộ mặt của hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh ngày một cải thiện rõ rệt.

Đặc biệt, Lạng Sơn có hai tuyến quốc lộ là quốc lộ 31 dài 61 km và quốc lộ 3B dài 62 km. Từ khi được xây dựng, hai tuyến quốc lộ này vẫn chủ yếu là đường đất và mặt cấp phối, với hơn 3 năm trở lại đây, được bố trí bằng nguồn Quỹ BTĐB, đến hết năm 2016, tuyến quốc lộ 31 đã được trải nhựa 100% và đến hết năm 2017, tuyến quốc lộ 3B chắc chắn cũng đượ trải nhựa hoàn toàn. Đây cũng là điều mà người dân địa phương mơ ước bấy lâu nay.

Ngoài ra, bằng nguồn BTĐB, nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường nội thị, các công trình cầu cũ cũng đang dân được khắc phục, hoàn thiện, nhiều điểm đen đang dần được xóa bỏ từ đó, TNGT được kéo giảm cả 3 tiêu chí.

Theo ông Nghiêm Văn Hải – Giám đốc Sở GTVT Lạng Sơn, kết thúc các năm từ 2013 đến 2016, tỉnh Lạng Sơn đều tổ chức sơ kết, có đánh giá về hiệu quả của Quỹ. Xác định đúng tầm quan trọng của Quỹ, ngay từ năm 2015, UBND tỉnh đã giao Sở GTVT xây dựng báo cáo Bộ và thành lập được Ban quản lý BTĐB trực thộc Sở để tiếp nhận và quản lý có hiệu quả hơn nữa nguồn quỹ. Bởi vì điều kiện ngân sách của TW và địa phương để đầu tư cho hạ tầng giao thông những năm gần đây là rất hạn hẹp, nếu không có nguồn Quỹ BTĐB thì công tác cải tạo, ngân cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng là rất khó khăn.

“Tuy nhiên đối với các tỉnh thường xuyên bị bão lũ, các tỉnh miền núi biên giới như chúng tôi thì nguồn Quỹ được bố trí vẫn còn quá thấp. Chúng tôi cũng đề nghị với Quỹ TW cần ưu tiên hơn cho các tỉnh này, nên tập trung ưu tiên cho các công trình bị bão lũ, xóa các điểm đen, cải tạo hệ thống cầu, cống hẹp, yếu, hệ thống rãnh thoát nước dọc ngang để ngăn chặn sự phá hoại của nước mặt, nước ngầm đối với các tuyến đường bộ, ưu tiên sử dụng công nghệ cào bóc tái chế đối với những đoạn đường bị lún, võng, có kết cấu nền yếu”, ông Hải cho biết.

Đồng thời cùng với bố trí nguồn bảo trì để đầu tư sửa chữa các tuyến đường bộ cần phải tăng cường kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, thanh tra giao thông và lực lượng quản lý đường bộ duy trì các hoạt động kiểm soát tải trọng xe, đặc biệt trên các tuyến đường thường xuyên có lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải.

Ý kiến của bạn

Bình luận