Chính phủ Luxembourg tuyên bố sẽ tập trung hỗ trợ cho công nghệ khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh, đồng thời đầu tư trực tiếp vào các công ty đang nghiên cứu lĩnh vực này như. Vậy là không chỉ có Mỹ mà bây giờ một quốc gia nhỏ ở châu Âu như Luxembourg cũng bắt đầu chú ý tới lượng tài nguyên khổng lồ trên vũ trụ, liệu cuộc đua công nghệ khai thác khoáng sản trên đó đã bắt đầu?
Etienne Schneider, phó thủ tướng Luxembourg, một quốc gia với diện tích khá nhỏ ở châu Âu tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi là mở quyền truy cập vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên khoáng sản mà trước đây chưa từng được khám phá. Chúng tôi sẽ hỗ trợ kinh tế lâu dài cho các hoạt động sáng tạo mới trong các ngành công nghiệp không gian, và vệ tinh là một ngành công nghệ cao quan trọng của Luxembourg”.
Deep Space Industries và Planetary Resources, 2 công ty Mỹ đang hoạt động trong cùng lĩnh vực là các đơn vị đang được Luxembourg để mắt đến. Năm ngoái, Planetary Resources phóng một tàu vũ trụ lên ISS để thử nghiệm các công nghệ có thể được sử dụng để khai thác tài nguyên từ một tiểu hành tinh. Hơn 13.000 tiểu hành tinh gần Trái đất đã được tìm thấy bởi các nhà khoa học, trong số đó có nhiều hành tinh tồn tại các kim loại rất hiếm trên Trái đất, bao gồm platin, iridi và palladium. Sắt, niken, coban, vàng và bạch kim cũng có thể được thu thập. Ngoài ra, nước được tìm thấy trên các hành tinh này, theo dự kiến sẽ được tách thành hydro và oxy nhằm tạo ra nhiên liệu cho tên lửa.
Schneider được cho là đã nghĩ ra chương trình khai thác này sau chuyến ghé thăm trung tâm nghiên cứu của NASA vào năm 2013. Dự kiến trong năm nay, NASA sẽ phóng tàu thăm dò lên Osiris-Rex, trong nỗ lực mang về 60 gam vật chất. Toàn bộ ngân sách chi cho sứ mệnh này lên đến 1 tỷ USD. Được biết mỗi chuyến khai thác trên các tiểu hành tiêu tốn số tiền khoảng 2,6 tỷ USD.
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã ký vào Đạo luật cạnh tranh thương mại không gian (CSLCA), một động thái cho thấy việc khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh của Mỹ là hoàn toàn hợp pháp. Theo các điều khoản của CSLCA, một tiểu hành tinh không thể được tuyên bố chủ quyền bởi một quốc gia hoặc công ty nào, nhưng được phép khai thác khoáng sản có giá trị trên đó.
Jean-Jacques Dordain - cựu giám đốc Cơ quan vũ trụ Châu Âu ( ESA) cũng được bổ nhiệm làm cố vấn cho dự án mới của Luxembourg. Ông cho biết việc khai thác ngoài không gian không còn là chuyện khoa học viễn tưởng, và công nghệ cần thiết để phục vụ cho điều đó cơ bản đã hoàn thành. “Mọi thứ đang chuyển động ở Hoa Kỳ và đã đến lúc có một sáng kiến ở châu Âu. Tôi rất vui mừng vì sáng kiến đầu tiên đến từ Luxembourg”, ông chia sẻ. “Không có lý do gì để các nhà đầu tư châu Âu đi đến California nếu có dự án”. Bên cạnh đó, Dordain cũng kêu gọi các doanh nghiệp châu Âu học tập theo các start-up ở Mỹ.
Việc thúc đẩy khai thác các tiểu hành tinh có thể sẽ có những tác động rất lớn đối với những nước liên quan trên toàn thế giới. Một sự giàu có chưa từng được ghi nhận trong lịch sử loài người được cho có thể hình thành sau thành công của công cuộc khai thác.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.