Tác giả: ThS. NCS. NGUYỄN LONG KHÁNH - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải; GS. TS. PHẠM DUY HỮU; PGS. TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH - Trường Đại học Giao thông vận tải
Quá trình thí nghiệm |
Trong môi trường biển Việt Nam, do đặc thù điều kiện khí hậu nóng ẩm chứa hàm lượng ion clo (Cl-) cao nên kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) thường bị ăn mòn và hư hỏng nhanh. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các công trình BTCT sau một thời gian sử dụng đều có dấu hiệu gỉ cốt thép ở mức độ khác nhau và không đảm bảo tuổi thọ [1,2]. Ở Việt Nam, phần lớn các công trình bị hư hỏng do thấm ion clo gây ra ăn mòn cốt thép sau 10 - 20 năm sử dụng, thậm chí có công trình chỉ sau 3 đến 5 năm [3,4].
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phát triển vật liệu mới nhằm cải thiện khả năng chống thấm ion clo, nâng cao độ bền của bê tông. Tuy nhiên, những loại vật liệu mới này thường phải nhập khẩu, giá thành cao. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu địa phương, là sản phẩm phế thải công nghiệp, như muội silic, đang được ưu tiên và khuyến khích ở Việt Nam. Muội silic là loại phụ gia có ảnh hưởng lớn tới đặc tính độ bền của bê tông như cải thiện cường độ chịu nén, giảm độ thấm ion clo, giá thành thấp [5,6]. BTXM sử dụng muội silic là loại bê tông cường độ cao có cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi ≥ 60 MPa và sử dụng khái niệm chất kết dính (CKD) [5,7]: CKD = Xi măng + Muội silic.
Bài báo trình bày tóm tắt kết quả thí nghiệm, phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ N/CKD, hàm lượng muội silic tới đặc tính về cường độ chịu nén và độ thấm ion clo của bê tông trong môi trường biển.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.