Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thí nghiệm cường độ chịu nén, khả năng chống thấm ion clo của bê tông xi măng (BTXM) muội silic, từ đó phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ nước/chất kết dính (N/CKD) và hàm lượng muội silic tới đặc tính về cường độ chịu nén, độ thấm ion clo và hệ số khuếch tán ion clo của kết cấu BTXM trong môi trường biển. Kết quả ban đầu cho thấy, khi giảm tỷ lệ N/CKD thì khả năng chống thấm ion clo của bê tông tăng lên, nhờ đó cường độ chịu nén của bê tông đạt được giá trị cao. Bài báo đưa ra nhận định cường độ chịu nén và khả năng chống thấm ion clo của BTXM sử dụng muội silic cao hơn nhiều so với BTXM thông thường.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính cường độ vật liệu đất trộn xi măng và tro bay được ứng dụng để xử lý nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp gia cố toàn khối. Có tổng cộng 5 cấp phối cho cọc đất xi măng (CDM) và 9 cấp phối cho hỗn hợp vật liệu cọc đất gia cố xi măng và tro bay (CFDM) với tổng số lượng 168 mẫu. Mẫu được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và nén nở hông (UCS) ở các mốc thời gian 7-14-21-28 ngày. Kết quả được phân tích ảnh hưởng các hàm lượng vật liệu xi măng, tro bay đến cường độ UCS. Đồng thời, ứng dụng phương pháp PCA (Principle Component Analysis) phân tích dữ liệu và hồi quy tuyến tính để xây dựng phương trình xác định cường độ UCS, hàm lượng xi măng, hàm lượng tro bay của vật liệu đất được gia cố.
Diễn đàn khoa họcBài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc tính thâm nhập ion clorua của bê tông geopolymer tro bay.