Nhiều người đi bộ không đúng quy định của luật giao thông (Ảnh minh họa) |
Theo Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Bên cạnh đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng quy định lỗi của người đi bộ khi tham gia giao thông tại Điều 9 như sau:
“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc“.
Việc người đi bộ vượt qua giải phân cách chịu mức xử phạt hành chính từ 60 đến 80.000 vnđ. Ngoài ra việc vượt qua giải phân cách rất nguy hiểm .Tại Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã có quy định rõ. Theo điều 585 BLDS về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi hội đủ bốn yếu tố sau: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.
Thông thường trong một vụ tai nạn giao thông hậu quả xảy ra có thể là: thiệt hại tính mạng, sức khỏe, hư hỏng xe, tài sản khác cũng như các thiệt hại về mất sức lao động, thiệt hại về tinh thần... Những thiệt hại này sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm bồi thường (trừ trường hợp chủ sở hữu xe phải bồi thường thay cho người có lỗi).
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.