Phân tích kết cấu mặt đường mềm với lớp mặt dưới và móng trên sử dụng đá - nhựa cường độ cao

Diễn đàn khoa học 06/05/2021 09:15

Đá - nhựa cường độ cao được ứng dụng làm lớp móng trên và mặt dưới của kết cấu áo đường mềm (KCAĐM) ở một số nước trên thế giới nhằm giảm chiều dày và cải thiện tuổi thọ của chúng. Bài báo giới thiệu các kết quả phân tích KCAĐM với lớp móng trên hoặc cả lớp móng trên và lớp mặt dưới bằng vật liệu đá - nhựa cường độ cao theo Tiêu chuẩn 22 TCN 211-06 và theo phương pháp cơ học - thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm của KCAĐM sử dụng đồng thời cả lớp móng trên và lớp mặt dưới bằng đá - nhựa cường độ cao đối chứng với vật liệu đá - nhựa chặt thông thường như giảm chiều dày kết cấu, tăng khả năng kháng lún và mỏi của kết cấu. Từ các kết quả này, bước đầu cho thấy khả năng ứng dụng của vật liệu đá - nhựa cường độ cao làm lớp mặt dưới và lớp móng trên của KCAĐM cấp cao ở Việt Nam.

 Tác giả: TS. TRẦN DANH HỢI
               TS. ĐẶNG MINH TÂN
               Trường Đại học Giao thông vận tải

Image740330
Các KCAĐM có lớp móng trên bằng ĐNMC/ĐNC

Đá - nhựa chặt (DBM/ATB) được sử dụng làm lớp móng trên của KCAĐM ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, các hỗn hợp này còn được ứng dụng làm lớp mặt dưới của KCAĐ ở Anh, Ấn Độ. Ngoài hỗn hợp đá - nhựa chặt thông thường, một số nước còn nghiên cứu phát triển hỗn hợp đá - nhựa cường độ cao (HMB) ứng dụng cho lớp móng trên và mặt dưới nhằm giảm chiều dày, đồng thời cải thiện tuổi thọ kết cấu mặt đường mềm của những tuyến đường ô tô có quy mô giao thông lớn [5].

Ở Việt Nam, KCAĐM có lớp móng trên bằng vật liệu cấp phối đá chặt gia cố nhựa (ĐNC) được sử dụng cho một số tuyến cao tốc trong thời gian gần đây. Lớp móng ĐNC là giải pháp để giảm chiều dày thiết kế so với phương án sử dụng cấp phối đá dăm loại 1. Giải pháp này bước đầu được đánh giá tốt khi sử dụng cho lớp móng trên của KCAĐM. Trong bối cảnh lưu lượng giao thông và tỉ lệ xe nặng trên các tuyến đường ô tô cấp cao ở nước ta ngày càng tăng, nghiên cứu ứng dụng ĐNMC cho KCAĐM là cần thiết nhằm giảm chiều dày và cải thiện tuổi thọ kết cấu mặt đường.

Để có thể đánh giá ưu điểm của KCAĐM có lớp móng trên và lớp mặt dưới bằng đá - nhựa cường độ cao, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số kết cấu mặt đường theo Tiêu chuẩn 22 TCN 211-06 và theo phương pháp cơ học thực nghiệm M-E. Các thông số đầu vào sử dụng các kết quả thí nghiệm do nhóm nghiên cứu thực hiện tại các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và Lasxd 1256 - Trường Đại học GTVT.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận