Tại sao con người lại có nỗi sợ vô hình với robot?

Tác giả: Cafebiz

saosaosaosaosao
Bạn đọc 03/04/2017 05:48

Có một nỗi sợ hãi vô hình về sự trỗi dậy của chúng chống lại nhân loại trong một tương lai không xa.

robot-1490698898440

Nhưng tại sao con người lại có những suy nghĩ như vậy khi chính chúng ta là những người đã tạo ra robot?

Những đột phá trong AI và hiện thân của chúng – những con robot – đang diễn ra gần như mỗi ngày. Robot bây giờ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ của con người, và thường khéo léo hơn chúng ta. Chúng giúp con người tránh phải thực hiện những nhiệm vụ nhàm chán, và đã cách mạng hóa nhiều ngành nghề.

Tuy nhiên, khi ai đó đề cập đến robot, thường thì những phản ứng ngay lập tức của chúng ta là cảm thấy lo lắng và nghi ngờ.

Tại sao nhiều người lại cảm thấy sợ robot?

Đầu tiên, chúng ta lo ngại rằng các robot sẽ tiếp quản công việc của chúng ta, khiến chúng ta thất nghiệp và không có kế sinh nhai. Đến một mức độ nào đó, suy nghĩ này đúng. Ví dụ, khi những ô tô không người lái trở nên phổ biến, điều này sẽ đe dọa công việc của các tài xế.

Thứ hai, chúng ta sợ robot sẽ “lật đổ” con người, chúng ta sẽ mất quyền kiểm soát chúng. Một lần nữa, nỗi sợ này có cơ sở. Trí tuệ - khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng để áp dụng chúng khi cần – có thể được chia làm 4 lĩnh vực: hành vi, nhận thức (giải quyết vấn đề), cảm xúc và đạo đức.

Robot đã cho thấy trí thông minh hành vi và nhận thức vượt trội. Một số dường như có trí thông minh cảm xúc – mặc dù như Ava, nhân vật trong bộ phim khoa học viễn tưởng Ex Machina, cho biết cô có thể nhận ra cảm xúc của con người nhưng bản thân cô không cảm nhận được những cảm xúc này.

Robot chưa có trí thông minh đạo đức, mặc dù có lẽ chỉ vì chúng ta không có những quy tắc đạo đức được chấp nhận rộng rãi để tạo ra một thuật toán chung.

Lý do thứ ba là chúng ta lo lắng rằng liệu chúng ta có thể phân biệt giữa một robot giống người (android) và một con người thật sự. theo Kurt Gray và Daniel Wegner của Đại học North Carolina, chúng ta không hề bận tâm về khả năng hành động và làm việc của robot, chỉ khi cảm thấy chúng có thể cảm nhận và có cảm giác thì chúng ta mới cảm thấy lo lắng.

Cuối cùng, những tiến bộ trong công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt mà hầu hết chúng ta không theo kịp, điều này làm chúng ta cảm thấy lo lắng và bất an.

Có thể làm gì để kiểm soát nỗi sợ hãi robot?

Điều đầu tiên bạn cần làm là giáo dục bản thân, tìm hiểu các thuật ngữ, và bắt kịp với tất cả những gì đang diễn ra tốt nhất bạn có thể. Khi nắm rõ được thông tin, bạn sẽ ít có xu hướng cảm thấy bất an.

Đối với những robot được sử dụng trong đời sống hằng ngày, thì sẽ tốt hơn nếu những người chế tạo chúng cho ra đời các phiên bản với bề ngoài không giống với con người.

Có lẽ, quan trọng hơn tất cả, chúng ta phải ưu tiên không chỉ cho sự phát triển về mặt công nghệ của robot mà cũng nên lập trình về mặt đạo đức của chúng nữa.

Giáo sư Stephen Hawking đã tổng kết thách thức cuối cùng này tại Hội nghị Zeitgeist 2015 tại London, khi ông nói: “Máy tính sẽ vượt qua con người với AI ở một thời điểm nào đó trong 100 năm tới. Khi điều đó xảy ra, chúng ta cần đảm bảo rằng máy tính có cùng chung mục tiêu với chúng ta.”

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch chỉ cách đàm phán tăng lương với sếp dù "mình chẳng phải nhân viên xuất sắc"

Ý kiến của bạn

Bình luận