Ảnh minh họa |
Ông bảo đã rất ngạc nhiên vì tuy là đường cao tốc, tốc độ chạy trên đường cho phép từ 100-120 km/h, nhưng đường chỉ có 2 làn, hay chính xác hơn là đường 2 làn tăng cường, vì cứ khoảng 5 km thì có một đoạn khoảng 1,4 km là đường 3 làn. Riêng quanh ở khu vực Cape Town mới có một số đoạn mở ra 6 làn hoặc 8 làn, nhưng chiều dài rất ngắn và tập trung chủ yếu ở gần khu vực Sân bay quốc tế.
Tự hỏi rõ ràng Nam Phi không thiếu tiền, tại sao lại làm đường cao tốc 2 làn mà không phải là 6 làn hay 4 làn như các nhà thiết kế giao thông Việt Nam thường đề xuất, mà lại không hề có cảnh ùn tắc trên tuyến đường chỉ có 2 làn này, chuyên gia giao thông đã tìm hiểu và được biết rằng hệ thống đường sắt của Nam Phi cũng được chú trọng phát triển, phần lớn hàng hoá được vận tải trên đường sắt và đường ven biển chứ không phải bằng đường bộ.
Chuyện thu phí cũng khiến nhà lập pháp ngỡ ngàng. Trên toàn bộ quãng đường 500 km từ Cape Town đến Knisna không có trạm thu phí, vì đoạn đường này do Chính phủ Nam Phi bỏ tiền đầu tư. Chỉ đường BOT do tư nhân đầu tư mới thu phí, nhưng so sánh nhiều tuyến có thu phí khác nhau, ông nhận ra rằng bên cạnh chiều dài tuyến, lưu lượng xe, mức vốn nhà nước hỗ trợ, thì yêu cầu sử dụng và tính chất của tuyến đường cũng được nhà nước xem xét, quyết định để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà đầu tư và người sử dụng.
Rõ ràng, không phải giàu là không cần tính – chuyên gia này nói vui. Ông cũng nói thêm rằng, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người lái xe cũng là một yêu cầu quan trọng khi vận hành đường cao tốc. Quả thực sẽ “vô phương cứu chữa”, nếu cứ đi nhầm là thản nhiên quay đầu chạy ngược trên đường cao tốc như một vụ việc được VTV nêu gần đây (mà mức xử phạt hơn 7 triệu đồng được nhiều người cho là vẫn còn quá nhẹ) thì rất khó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của đường cao tốc, dù 4 làn, 6 làn hay bao nhiêu đi nữa.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.