Vì sao nhà đầu tư ngoại "ngại" các dự án BOT Việt Nam?

Ý kiến phản biện 07/06/2016 14:31

Tính đến nay, chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia trực tiếp dự án BOT tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ngại giải phóng mặt bằng.

Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ngoại %

Nói về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án BOT, đại diện Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cho biết hiện chưa có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia trực tiếp vào dự án BOT ở Việt Nam vì họ sợ giải phóng mặt bằng. Công tác này luôn chậm và vướng nhiều trở ngại.

Lý do thứ hai là vấn đề pháp lý, trong thời gian qua thay đổi đến 4 nghị định, mỗi nghị định quy định phương pháp quản lý khác nhau về dự án BOT. Vấn đề biểu giá và mức phí, hợp đồng do Bộ GTVT ký như giá phí lại do Bộ Tài chính phê duyệt. Do đó, câu chuyện mức phí không có gì chắc chắn, nếu khồng được đồng ý mức phí thì dự án thất bại.

Lý do thứ ba là vấn đề lợi nhuận. Không có nhà đầu tư nào đồng ý mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn dưới 15% bằng USD do họ đánh giá nhiều yếu tố rủi ro. Giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư có xung đột về vấn đề quy định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ đầu tư bỏ vào dự án.

Lý do thứ tư là vấn đề thanh tra, kiểm tra. Với nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ quan tâm 2 việc: tôi ký hợp đồng với Nhà nước và tôi thực hiện theo đúng hợp đồng. Họ rất sợ tranh chấp.

Lý do thứ năm về việc vay vốn. Luật quy định nhà đầu tư nước ngoài không được vay vốn Ngân hàng trong nước, để vay được vốn họ phải chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong nước để trở thành nhà đầu tư trong nước. Muốn chuyển nhượng phải xin cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhiều thủ tục trong khi tính thanh khoản vốn đầu tư rất kém.

Theo đại diện của Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia các dự án BOT cần:

- Chọn nhà đầu tư: Tổ chức đầu thầu quốc tế từ bước lập dự án đầu tư. Phải là nhà đầu tư mới nghiên cứu được con đường nào, lộ trình nào giải pháp kỹ thuật nào là hiệu quả cao.

- Giải phóng mặt bằng: Nhà nước phải bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, sau đó có thể xem đó là vốn góp hoặc nhà đầu tư trả tiền lại cho Nhà nước.

- Chính sách: Thay đổi chính sách luật áp dụng, nếu luật mới ban hành không tốt hơn họ có quyền áp dụng luật cũ, nếu luật mới tốt hơn áp dụng luật mới.

- Mức phí: Phải kích thích lòng tham của nhà đầu tư nước ngoài, nhất là nhà đầu tư mạo hiểm, phải xác định trước mức giá, khống chế thời gian thu phí tối thiểu nhưng không khống chế tối đa, nếu không thu đủ cho phép kéo dài còn nếu thu vượt nhà đầu tư vẫn được hưởng thời gian thu phí tối thiểu.

- Sau khi dự án đi vào hoạt động nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án. Không xét đến việc chủ mới có đủ tiền mua không, đó là quan hệ kinh tế dân sự.

Ý kiến của bạn

Bình luận