Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?

Tác giả: Đại Thắng

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 21/05/2024 14:34

Hạng mục cây xanh có giá trị hơn 7,5 tỷ đồng thuộc dự án Phát triển bền vững TP. Đà Nẵng được trồng trên tuyến đường vành đai phía Nam (đoạn Hòa Phước - Hòa Khương) bị chết khô hàng loạt sau hơn 5 năm thi công. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, trách nhiệm để xảy ra sự việc thuộc về đơn vị nào?

Video cận cảnh cây xanh trên tuyến đường vành đai phía Nam TP. Đà Nẵng đoạn Hòa Phước - Hòa Khương chết khô hàng loạt

Trao đổi với PV Tạp chí GTVT về vấn đề này, Luật sư Phạm Thảo (Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng) thông tin, trước đây, theo Luật Đấu thầu 2013 và sau này là theo quy định tại khoản 4 Điều 82 Luật Đấu thầu năm 2023 thì nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm của chủ đầu tư phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.

Công trình đường giao thông vành đai phía Nam TP. Đà Nẵng đoạn Hòa Phước - Hòa Khương (địa phận huyện Hòa Vang) thuộc dự án phát triển bền vững thành phố, có tổng vốn đầu tư trên 490 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng UBND TP. Đà Nẵng. Tuyến đường có tổng chiều dài gần 7 km, mặt cắt ngang 41 m. Hạ tầng kỹ thuật có xây dựng lắp đặt 7,725 km điện chiếu sáng.

Trong quá trình xây dựng, công trình đường Hòa Phước - Hòa Khương được đầu tư bổ sung hạng mục hệ thống cây xanh. Tháng 4/2019, Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (chủ đầu tư) tổ chức đấu thầu và có quyết định lựa chọn Công ty Cổ phần Xây dựng và Cây xanh Hà Đô làm nhà thầu thi công. Gói thầu "Trồng cây xanh, cấp nước tưới cây trên tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương" do Công ty Cổ phần Xây dựng và Cây xanh Hà Đô thi công, có giá trúng thầu hơn 7,5 tỷ đồng. Getinsa Ingenieria S.L - Tây Ban Nha là đơn vị tư vấn giám sát.

Công trình đường Hòa Phước - Hòa Khương được khởi công từ năm 2015 và hoàn thành vào ngày 19/5/2019. Đoạn tuyến Hòa Phước - Hòa Khương là một phần tuyến đường vành đai phía Nam từ QL1A đến QL14B, được xây dựng nhằm mục tiêu hoàn chỉnh đường vành đai, kết nối lưu thông giữa khu vực phía Nam, vùng ven biển phía Đông với trung tâm TP. Đà Nẵng.

Theo luật sư Phạm Thảo, đối với gói thầu "Trồng cây xanh, cấp nước tưới cây trên tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương", TP. Đà Nẵng có Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên làm đại diện chủ đầu tư và tổ chức đấu thầu, có quyết định lựa chọn doanh nghiệp làm nhà thầu thi công, do đó chủ đầu tư phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện thi công hạng mục này, đảm bảo chăm sóc hạng mục cây xanh thuộc công trình này đến khi bàn giao lại cho cơ quan quản lý cây xanh.

Tư vấn giám sát là công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Với vai trò là tư vấn và giám sát thi công công trình của nhà thầu, đơn vị giám sát cũng không tránh khỏi trách nhiệm khi đã không thực hiện các công việc đảm bảo hoạt động thi công, không báo cáo về việc không thực hiện đúng, chậm trễ, không đảm bảo chất lượng của nhà thầu cho chủ đầu tư biết và xử lý sớm tình trạng này.

Nhà thầu thi công là người chịu trách nhiệm chính, là đơn vị phải thực hiện đúng cam kết của mình đảm bảo công việc đã ký kết được thực hiện đúng chất lượng và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp không thực hiện đúng các công việc gây tổn thất nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân khác sẽ bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 1.

Luật sư Phạm Thảo (Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng)

Luật sư Phạm Thảo phân tích thêm, ngoài ra, về nguyên tắc thì các hoạt động đầu tư cây xanh này sẽ còn phụ thuộc vào quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên theo hợp đồng được ký kết. Việc để ra thiệt hại về tài sản liên quan có thể phải xử lý theo các nội dung hợp đồng. Tùy theo mức độ của chủ đầu tư, nhà thầu hay tư vấn giám sát sẽ phải chịu mức độ bồi thường theo những tổn thất của mình gây ra (nếu có). 

Trường hợp nhà thầu được tạm ứng, thanh toán theo khối lượng thi công trên 50 - 80% giá trị gói thầu nhưng không thực hiện công việc của mình, tháo chạy, bỏ thầu sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự tương ứng như việc bồi thường thiệt hại hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng. 

Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 68 Luật Đấu thầu 2023 thì nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây: Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực; vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng; thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Trường hợp nhà thầu đã nhận tiền để thực hiện thi công gói thầu nhưng không thực hiện công việc và không thể hoàn trả lại tiền cho chủ đầu tư có mục đích chiếm đoạt thì có thể chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự. Đối với những cá nhân có đầy đủ cấu thành tội về chức vụ trong quá trình thực hiện thi công thì có thể bị xem xét xử lý các tội: Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng...

"Như vậy, chuyện thực thi hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh có các cơ sở pháp lý có thể xử lý trách nhiệm của các bên liên quan. Việc để lãng phí, thiệt hại tài sản như vậy cần được kiểm tra, giám sát, làm rõ để xử lý trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật", luật sư Phạm Thảo nhìn nhận.

Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 2.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 3.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 4.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 5.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 6.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 7.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 8.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 9.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 10.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 11.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 12.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 13.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 14.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 15.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 16.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 17.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 18.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 19.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 20.
Vụ cây xanh chết khô hàng loạt trên đường 500 tỷ ở Đà Nẵng: Ai chịu trách nhiệm?- Ảnh 21.

Hình ảnh cây xanh chết khô hàng loạt trên đường vành đai phía Nam TP. Đà Nẵng đoạn Hòa Phước - Hòa Khương nhưng không thấy bất cứ hoạt động chăm sóc, khôi phục

Trước đó, Tạp chí GTVT có bài viết phản ánh, trên tuyến đường vành đai phía Nam TP. Đà Nẵng đoạn Hòa Phước - Hòa Khương, tình trạng cây xanh trồng trên dải phân cách giữa, hai bên lề đường chết khô hàng loạt. Hàng loạt cây Bằng lăng, Muồng tím, Sao đen chết khô, trơ trụi lá, cành, phủ màu khô khốc. Trong đó, nhiều cây xanh chết khô bị mối ăn từ gốc đến ngọn. Nhiều cây xanh có đường kính 10 - 12 cm bị chặt hạ ngang thân.

Đáng nói, trong khi cây xanh trồng chết khô thì các loại cây bụi, dây leo, cỏ dại lại mọc um tùm, càng khiến cho khung cảnh tuyến đường "chiến lược" của TP. Đà Nẵng trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Cây bụi phủ lấp nhiều đoạn tuyến, che khuất, hạn chế tầm nhìn phương tiện lưu thông. Cùng với đó, tại nhiều vị trí, phần đất ở dải phân cách giữa bị người dân tự ý lấn chiếm sử dụng, khoanh rào để trồng trọt. Điều này càng gia tăng nguy cơ mất ATGT, tiềm ẩn xảy ra TNGT.

Điều khiến người dân sinh sống hai bên tuyến đường băn khoăn, đặt câu hỏi là tình trạng cây xanh chết hàng loạt nhưng không thấy bất cứ hoạt động chăm sóc, khôi phục, trồng lại cây xanh bị chết, hư hại.

Theo hồ sơ thiết kế, dự toán hạng mục trồng cây xanh tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương có 1.320 cây xanh vỉa hè (780 cây Bằng lăng, 540 cây Muồng tím) và 1.290 cây Sao đen trồng ở dải phân cách giữa.

"Thời gian qua, Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng đã nhiều lần làm việc và yêu cầu Công ty Cổ phần Xây dựng và Cây xanh Hà Đô khẩn trương khắc phục. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết hiện nay không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển sau khi trồng lại, nên nhà thầu cam kết bắt đầu trồng thay thế các cây đã chết từ ngày 30/8/2024 (khi thời tiết bớt nắng nóng và chuyển sang mùa mưa) và hoàn thành trước ngày 30/9/2024 để bàn giao cho Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng và Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng quản lý vận hành theo quy định trong tháng 10/2024", đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng thông tin.

Video hạng mục cây xanh có giá trị 7,5 tỷ đồng với khung cảnh nhếch nhác, cây bụi, cỏ dại mọc um tùm, phủ lấp cây xanh chết khô trên đường Hòa Phước - Hòa Khương

Ý kiến của bạn

Bình luận