Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cảng biển, là các cửa ngõ để Việt Nam trao đổi hàng hóa thương mại với thế giới và giữa các vùng miền trong cả nước. Bên cạnh những lợi ích về phát triển kinh tế từ sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng thì các nguy cơ ô nhiễm môi trường từ hoạt động này cũng ngày một tăng. Hàng nguy hiểm đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) xếp vào nhóm cần được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận chuyển cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây tại các cảng biển Việt Nam.
Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát, ngăn ngừa sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm tại cảng biển Việt Nam
* Điểm mạnh
Hệ thống luật pháp: Các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng nguy hiểm được thể hiện đầy đủ trong các luật, bộ luật: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hóa chất, Bộ luật Hàng hải… Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), do vậy các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển được áp dụng tại Việt Nam như: Công ước Marpol 73/79, Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code)… Đây là cơ sở thuận lợi trong việc kiểm soát quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng biển Việt Nam.
Nhận thức về bảo vệ môi trường biển: Công tác bảo vệ môi trường biển đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng và đầu tư. Việc hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải cũng góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Bộ máy quản lý: Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý giao thông, bảo vệ môi trường và an toàn lao động đã được hoàn thiện từ Trung ương đến các địa phương và các ngành có liên quan. Tại các đơn vị khai thác cảng cũng đã có bộ phận an toàn và môi trường.
Các công cụ quản lý môi trường: Nhiều công cụ quản lý đã và đang được áp dụng để quản lý môi trường tại Việt Nam nói chung và quản lý môi trường cảng biển nói riêng như: Luật pháp và chính sách, kinh tế, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục…
Khoa học công nghệ: Các công nghệ hiện đại trong vận chuyển, xếp dỡ và lưu giữ hàng hóa đang được áp dụng mạnh mẽ tại các cảng biển Việt Nam, điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát hàng nguy hiểm được chặt chẽ và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
* Điểm yếu
Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường yếu kém: Các cảng biển Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên hầu hết không được đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường đầy đủ như hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu, hệ thống kiểm soát ô nhiễm từ tàu, hệ thống ứng phó sự cố môi trường…Thiếu nguồn nhân lực: Tại hầu hết các cảng biển đều thiếu nhân lực có chuyên môn về an toàn và môi trường, đặc biệt là chuyên môn về quản lý hàng nguy hiểm và hóa chất độc hại theo yêu cầu của IMDG Code.
Thiếu các tiêu chuẩn hướng dẫn chuyên ngành an toàn về vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm bằng đường biển theo quy định Việt Nam nên phải áp dụng hướng dẫn của IMDG Code. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn nên việc áp dụng chưa đầy đủ.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu: Việc kiểm soát hàng nguy hiểm tại các cảng biển còn chưa hiệu quả một phần là do thiếu sự phối hợp giữa cảng vụ hàng hải, cơ quan quản lý môi trường địa phương và cơ quan quản lý an toàn hóa chất.
Nguồn tài chính: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó tại các cảng biển Việt Nam, nguồn kinh phi cho hoạt động bảo vệ môi trường còn khá hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó với các sự cố môi trường đối với hàng nguy hiểm.
* Cơ hội
Hợp tác quốc tế: Hoạt động hàng hải là hoạt động mang tính quốc tế cao, do vậy việc tham gia các công ước quốc tế về hàng hải và hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực này là xu hướng ngày một gia tăng. Việc tham gia các công ước quốc tế và hợp tác quốc tế sẽ là cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng lực về quản lý môi trường và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải, trong đó có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra.
Sự phát triển của khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động hóa hóa giúp cho quá trình bốc xếp, lưu giữ hàng hóa tại cảng biển được nhanh chóng và an toàn hơn. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình kiểm soát ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó sự cố cũng giúp cho việc quản lý môi trường biển được hiệu quả.
* Thách thức
Sự phát triển của hệ thống cảng biển và gia tăng về khối lượng hàng hóa trên thế giới đòi hỏi hệ thống cảng biển Việt Nam phát triển rất nhanh để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Việc gia tăng khối lượng hàng hóa qua cảng biển nói chung và hàng nguy hiểm nói riêng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm tại các cảng biển Việt Nam.
Một số giải pháp kiểm soát và phòng ngừa
Tăng cường cơ sở vật chất bảo vệ môi trường tại cảng biển: Tại các khu vực cảng biển, trang thiết bị của đơn vị khai thác cảng và lực lượng ứng phó chuyên nghiệp đều chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó sự cố cháy nổ trên biển và ứng phó các sự cố liên quan đến hóa chất độc hại. Do vậy, cần phải đầu tư trang thiết bị chuyên dụng cho công tác ứng phó các sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm tại các cảng biển.
Xây dựng nguồn nhân lực: Việt Nam cần xây dựng lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc hại chuyên biệt. Công tác ứng phó sự cố hóa chất đều do các đơn vị có liên quan thực hiện như lực lượng phòng cháy chữa cháy, lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu, tìm kiếm cứu nạn. Các đơn vị này thiếu các trang thiết bị chuyên dụng để ứng phó sự cố hóa chất cũng như chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản để ứng phó các sự cố hóa chất.
Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bốc xếp và bảo quản hàng nguy hiểm bằng đường biển: Việt Nam cần nội luật hóa các quy định và hướng dẫn trong bộ quy tắc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code) mà Việt Nam đã ký kết bằng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để làm cơ sở pháp lý cho các cảng biển thực hiện và sự quản lý của cơ quan chức năng của Việt Nam.
Tăng cường kiểm soát của các cơ quan chức năng: Các cơ quan chức năng như Cảng Vụ Hàng hải và cơ quan quản lý môi trường tại địa phương cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định liên quan đến xếp dỡ hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường tại các cảng biển thông qua kiểm tra chuyên ngành và liên ngành.
Thu hút nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường tại cảng biển: Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố môi trường tại các cảng biển đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn mà ngân sách nhà nước còn hạn chế, do vậy Việt Nam cần có chính sách phù hợp để thu hút các nguồn vốn từ xã hội cho công tác này. Kinh nghiệm từ việc xã hội hóa công tác ứng phó sự cố tràn dầu cho thấy có thể áp dụng việc xã hội hóa công tác ứng phó sự cố cháy nổ và sự cố hóa chất độc hại tại các cảng biển.
Thực trạng trên đặt ra cho các cơ quan chức năng về quản lý giao thông và môi trường cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cảng biển, là các cửa ngõ để Việt Nam trao đổi hàng hóa thương mại với thế giới và giữa các vùng miền trong cả nước. Bên cạnh những lợi ích về phát triển kinh tế từ sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng thì các nguy cơ ô nhiễm môi trường từ hoạt động này cũng ngày một tăng. Hàng nguy hiểm đã được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) xếp vào nhóm cần được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình vận chuyển cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây tại các cảng biển Việt Nam.
Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát, ngăn ngừa sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm tại cảng biển Việt Nam
* Điểm mạnh
Hệ thống luật pháp: Các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng nguy hiểm được thể hiện đầy đủ trong các luật, bộ luật: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hóa chất, Bộ luật Hàng hải… Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), do vậy các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển được áp dụng tại Việt Nam như: Công ước Marpol 73/79, Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code)… Đây là cơ sở thuận lợi trong việc kiểm soát quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng biển Việt Nam.
Nhận thức về bảo vệ môi trường biển: Công tác bảo vệ môi trường biển đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng và đầu tư. Việc hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải cũng góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Bộ máy quản lý: Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý giao thông, bảo vệ môi trường và an toàn lao động đã được hoàn thiện từ Trung ương đến các địa phương và các ngành có liên quan. Tại các đơn vị khai thác cảng cũng đã có bộ phận an toàn và môi trường.
Các công cụ quản lý môi trường: Nhiều công cụ quản lý đã và đang được áp dụng để quản lý môi trường tại Việt Nam nói chung và quản lý môi trường cảng biển nói riêng như: Luật pháp và chính sách, kinh tế, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục…
Khoa học công nghệ: Các công nghệ hiện đại trong vận chuyển, xếp dỡ và lưu giữ hàng hóa đang được áp dụng mạnh mẽ tại các cảng biển Việt Nam, điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát hàng nguy hiểm được chặt chẽ và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
* Điểm yếu
Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường yếu kém: Các cảng biển Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên hầu hết không được đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường đầy đủ như hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu, hệ thống kiểm soát ô nhiễm từ tàu, hệ thống ứng phó sự cố môi trường…
Thiếu nguồn nhân lực: Tại hầu hết các cảng biển đều thiếu nhân lực có chuyên môn về an toàn và môi trường, đặc biệt là chuyên môn về quản lý hàng nguy hiểm và hóa chất độc hại theo yêu cầu của IMDG Code.
Thiếu các tiêu chuẩn hướng dẫn chuyên ngành an toàn về vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm bằng đường biển theo quy định Việt Nam nên phải áp dụng hướng dẫn của IMDG Code. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn nên việc áp dụng chưa đầy đủ.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu: Việc kiểm soát hàng nguy hiểm tại các cảng biển còn chưa hiệu quả một phần là do thiếu sự phối hợp giữa cảng vụ hàng hải, cơ quan quản lý môi trường địa phương và cơ quan quản lý an toàn hóa chất.
Nguồn tài chính: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó tại các cảng biển Việt Nam, nguồn kinh phi cho hoạt động bảo vệ môi trường còn khá hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó với các sự cố môi trường đối với hàng nguy hiểm.
* Cơ hội
Hợp tác quốc tế: Hoạt động hàng hải là hoạt động mang tính quốc tế cao, do vậy việc tham gia các công ước quốc tế về hàng hải và hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực này là xu hướng ngày một gia tăng. Việc tham gia các công ước quốc tế và hợp tác quốc tế sẽ là cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng lực về quản lý môi trường và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải, trong đó có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra.
Sự phát triển của khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động hóa hóa giúp cho quá trình bốc xếp, lưu giữ hàng hóa tại cảng biển được nhanh chóng và an toàn hơn. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình kiểm soát ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó sự cố cũng giúp cho việc quản lý môi trường biển được hiệu quả.
* Thách thức
Sự phát triển của hệ thống cảng biển và gia tăng về khối lượng hàng hóa trên thế giới đòi hỏi hệ thống cảng biển Việt Nam phát triển rất nhanh để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Việc gia tăng khối lượng hàng hóa qua cảng biển nói chung và hàng nguy hiểm nói riêng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm tại các cảng biển Việt Nam.
Một số giải pháp kiểm soát và phòng ngừa
Tăng cường cơ sở vật chất bảo vệ môi trường tại cảng biển: Tại các khu vực cảng biển, trang thiết bị của đơn vị khai thác cảng và lực lượng ứng phó chuyên nghiệp đều chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó sự cố cháy nổ trên biển và ứng phó các sự cố liên quan đến hóa chất độc hại. Do vậy, cần phải đầu tư trang thiết bị chuyên dụng cho công tác ứng phó các sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm tại các cảng biển.
Xây dựng nguồn nhân lực: Việt Nam cần xây dựng lực lượng ứng phó sự cố hóa chất độc hại chuyên biệt. Công tác ứng phó sự cố hóa chất đều do các đơn vị có liên quan thực hiện như lực lượng phòng cháy chữa cháy, lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu, tìm kiếm cứu nạn. Các đơn vị này thiếu các trang thiết bị chuyên dụng để ứng phó sự cố hóa chất cũng như chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản để ứng phó các sự cố hóa chất.
Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bốc xếp và bảo quản hàng nguy hiểm bằng đường biển: Việt Nam cần nội luật hóa các quy định và hướng dẫn trong bộ quy tắc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code) mà Việt Nam đã ký kết bằng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để làm cơ sở pháp lý cho các cảng biển thực hiện và sự quản lý của cơ quan chức năng của Việt Nam.
Tăng cường kiểm soát của các cơ quan chức năng: Các cơ quan chức năng như Cảng Vụ Hàng hải và cơ quan quản lý môi trường tại địa phương cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định liên quan đến xếp dỡ hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường tại các cảng biển thông qua kiểm tra chuyên ngành và liên ngành.
Thu hút nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường tại cảng biển: Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố môi trường tại các cảng biển đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn mà ngân sách nhà nước còn hạn chế, do vậy Việt Nam cần có chính sách phù hợp để thu hút các nguồn vốn từ xã hội cho công tác này. Kinh nghiệm từ việc xã hội hóa công tác ứng phó sự cố tràn dầu cho thấy có thể áp dụng việc xã hội hóa công tác ứng phó sự cố cháy nổ và sự cố hóa chất độc hại tại các cảng biển.
Thực trạng trên đặt ra cho các cơ quan chức năng về quản lý giao thông và môi trường cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.