Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế đến tính công tác và cường độ chịu nén của bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế

Diễn đàn khoa học 07/05/2021 15:25

Việc sử dụng cốt liệu tái chế và tro bay trong bê tông xi măng (BTXM) ngày càng phổ biến vì các lợi ích về kinh tế và môi trường mà nó mang lại. Cốt liệu tái chế sẽ là vật liệu của tương lai. Do vậy, công trình này được thực hiện với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của cả hai yếu tố kết hợp kể trên đến một số tính năng của bê tông. Tro bay sẽ được thay thế một phần của xi măng với các tỷ lệ 0%, 10%, 20% và 30%. Các cấp phối bê tông sẽ được thực nghiệm để xác định ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế đến tính công tác của bê tông tươi và cường độ chịu nén của bê tông đã đóng rắn.

Tác giả: ThS. TRẦN THỊ BÍCH THẢO
             Trường Đại học Giao thông vận tải

Image739038
Thành phần hạt của cát vàng sông Lô

Trong quá trình xây dựng, chúng ta đang sử dụng một lượng lớn cốt liệu có nguồn gốc tự nhiên như cát, sỏi. Tuy nhiên, nguồn cốt liệu tự nhiên này đang có xu hướng cạn kiệt và việc khai thác chúng dẫn tới nhiều hệ lụy xấu về môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, việc cải tạo nâng cấp và phá dỡ các công trình xây dựng sẽ thải ra lượng lớn phế thải xây dựng trong đó có bê tông phế thải. Lượng phế thải này nếu chưa được tận dụng sẽ là một nguồn gây ô nhiễm môi trường. Chính vì lý do đó mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa cốt liệu nghiền từ bê tông phế thải vào thay thế cốt liệu tự nhiên cho việc chế tạo BTXM [1,2,3,7,8,9].

Trong quá trình phát triển kinh tế, các nhà máy nhiệt điện là điều tất yếu trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Một lượng lớn phế thải tro bay nhiệt điện được thải ra từ các nhà máy này gây ra các vấn đề về môi trường. Trong những năm gần đây, tro bay đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước tận dụng để sử dụng như một vật liệu xây dựng như: gia cố đất, sử dụng trong gạch không nung, thay thế một phần xi măng [1,2,3,4,5,6]... nhằm nâng cao chất lượng vật liệu đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

Khi sử dụng cốt liệu nghiền từ bê tông phế thải sẽ gây ra một số vấn đề cho BTXM do loại cốt liệu này có độ rỗng lớn, độ hút nước cao, cường độ cơ học thấp, có nhiều tạp chất bám trên bề mặt [1,2,11]... dẫn đến BTXM có chất lượng bị suy giảm. Trong khi đó, tro bay ngoài vai trò là chất kết dính thay thế một phần xi măng còn có tác dụng lấp đầy và giảm ma sát trong quá trình nhào trộn có thể là một biện pháp nâng cao chất lượng BTXM. Do vậy, việc sử dụng kết hợp cốt liệu tái chế nghiền từ bê tông phế thải đồng thời thay thế một phần xi măng bởi tro bay nhiệt điện là một hướng nghiên cứu mới về sự kết hợp của cả hai loại vật liệu và đi sâu làm rõ, rất cần thiết ở Việt Nam.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây 

Ý kiến của bạn

Bình luận