Tác giả: ThS. NGÔ NGỌC QUÝ; PGS. TS. TRẦN THỊ KIM ĐĂNG - Trường Đại học Giao thông vận tải
Cấp phối hỗn hợp BTA12.5 |
Biến dạng không hồi phục của mặt đường BTA trên thực tế biểu hiện qua hư hỏng dạng lún vệt bánh xe với thành phần biến dạng dẻo tích lũy (plastic strain) và biến dạng trượt (shear strain) do mất ổn định của hỗn hợp BTA mặt đường. Ở giai đoạn đầu đưa đường vào khai thác, biến dạng không hồi phục của kết cấu đường chủ yếu là lún do đầm nén thứ cấp vật liệu BTA do tác dụng của tải trọng bánh xe. Trong điều kiện khai thác bất lợi như nhiệt độ cao hoặc tải trọng lớn, lún vệt bánh xe phát triển liên quan trực tiếp đến biến dạng cắt trượt của BTA. Vì vậy, đặc tính của tải trọng (độ lớn và lưu lượng tải) và đặc tính kháng cắt của BTA sẽ có liên quan trực tiếp đến biến dạng không hồi phục của BTA trong kết cấu đường. Nghiên cứu biến dạng không hồi phục của BTA do đó cần xem xét tương quan với tải trọng và đặc tính chống cắt của BTA.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.