Hiện nay, do khan hiếm nguồn cát tự nhiên để chế tạo bê tông xi măng (BTXM) nên trong sản xuất xu hướng sử dụng các vật liệu khác như: cát nghiền, đá mi để thay thế là một điều cần thiết. Tuy nhiên, tính chất bề mặt xù xì, góc cạnh của các loại cốt liệu nhỏ này có thể ảnh hưởng đến một số tính chất của BTXM làm mặt đường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng độ góc cạnh của cốt liệu nhỏ đến các tính chất của BTXM có cường độ 40 MPa làm mặt đường ô tô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi độ góc cạnh (U) tăng thì các tính chất cơ học của BTXM tăng nhưng khả năng chống mài mòn giảm.
Diễn đàn khoa họcBê tông là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong phế thải xây dựng (PTXD). Đây là nguồn vật liệu có giá trị, có thể tái chế sử dụng với phạm vi ứng dụng rộng. Các lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và tính bền vững do tái sử dụng bê tông phế thải (BTPT) mang lại đã được chứng minh nhiều khía cạnh của đời sống, tại nhiều nơi trên thế giới. Tại các nước phát triển, với trình độ khoa học công nghệ phát triển, cùng nhận thức đầy đủ của chính quyền và các bên liên quan, tỷ lệ tái chế các nước đã lên tới trên 80%, hay cá biệt lên tới 100%. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ làm nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần sử dụng một lượng lớn bê tông xi măng (BTXM), đồng thời quá trình cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng lại thải ra một lượng lớn BTPT có thể tận dụng được. Bài báo trình bày về tình hình nghiên cứu và sử dụng BTPT trên thế giới và tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng mặt đường ở Việt Nam.
Diễn đàn khoa họcCát nhiễm mặn có trữ lượng lớn và rất nhiều chủng loại ở miền Trung Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây về bê tông hạt nhỏ tập trung sử dụng hàm lượng cốt liệu cát nhiễm mặn cao để giảm lượng cát tự nhiên. Nghiên cứu này tập trung về khảo sát các đặc tính cơ học của bê tông hạt nhỏ sử dụng cát nhiễm mặn và xỉ lò cao thay thế xi măng trong thành phần bê tông hạt nhỏ. Các thử nghiệm cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, cường độ chịu kéo khi uốn và độ mài mòn được thực hiện. Kết quả cường độ chịu nén 28 ngày tuổi đạt từ 50 MPa, cường độ chịu kéo khi uốn đạt từ 7 MPa, độ mài mòn thấp hơn 0,3 g/cm2. Bê tông hàm lượng tro bay cao này có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bê tông mặt đường cấp cao.
Diễn đàn khoa họcNghiên cứu này trình bày về thiết kế thành phần bê tông xi măng hàm lượng tro bay cao làm đường theo Tiêu chuẩn ACI211.1 với tỷ lệ thay thế xi măng từ 30 - 50% theo khối lượng với cường độ mục tiêu là 45 MPa. Các yêu cầu kỹ thuật của bê tông hàm lượng tro bay cao làm đường được đánh giá bao gồm cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi uốn, mô-đun đàn hồi, độ mài mòn của các loại bê tông với hàm lượng tro bay thay thế từ 30 - 50% theo khối lượng chất kết dính.
Diễn đàn khoa họcBê tông đầm lăn (RCC) ngày càng được ứng dụng nhiều trong xây dựng đường ô tô, thiết kế hỗn hợp bê tông đầm lăn để tối ưu được các đặc tính kỹ thuật và kinh tế là rất cần thiết. Bài báo giới thiệu một phương pháp thiết kế thành phần bê tông đầm lăn hàm lượng tro bay cao làm lớp móng mặt đường, ở tuổi 28 ngày, RCC lớp móng đạt cường độ chịu nén 14 - 32 MPa, cường độ chịu ép chẻ đạt 1,7 - 3,6 MPa, mô-đun đàn hồi đạt từ 24,8 - 38,8 GPa tương ứng với tỷ lệ thay thế tro bay từ 60 - 80% theo khối lượng chất kết dính.
Diễn đàn khoa họcTrên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm trong phòng của bê tông nhựa (BTN) sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia với BTN sử dụng nhựa 60/70, kết quả dự báo tuổi thọ của kết cấu áo đường mềm sử dụng hai loại BTN này bằng phương pháp cơ học thực nghiệm, bài báo đánh giá hiệu quả bước đầu việc sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia để sản xuất BTN trong điều kiện khai thác ở tỉnh Tây Ninh.
Diễn đàn khoa học