Chỉ tên cảng biển là thủ phạm gây tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông toàn cầu 02/06/2022 13:20

Biểu đồ nhiệt của CNBC đã gọi tên cảng biển gây ra tắc nghẽn nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Công cụ của CNBC đánh giá cảng Sài Gòn (TP. HCM) có khả năng cung ứng container và xe tải ở mức nguy cơ tắc nghẽn trung bình (màu vàng) trong khi các chỉ số khác ở mức bình thường (màu xanh).

Công cụ của CNBC đánh giá cảng Sài Gòn (TP. HCM) có khả năng cung ứng container và xe tải ở mức nguy cơ tắc nghẽn trung bình (màu vàng) trong khi các chỉ số khác ở mức bình thường (màu xanh).

CNBC phối hợp cùng 10 nhà cung cấp dữ liệu hàng hải và logistics hàng đầu thế giới để tạo ra một công cụ dữ liệu có tên là Bản đồ nhiệt chuỗi cung ứng. Công cụ này chấm điểm cho những thách thức mà chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt theo thời gian thực, qua đó các nhà đầu tư có thể hiểu được vấn đề mà các công ty cảng đang phải đối mặt.

Thương mại là một chỉ dấu về sức khỏe kinh tế của một quốc gia cũng như chuỗi cung ứng của một công ty. Một con tàu không hoạt động thì không thể sinh lời. Một container không được xếp dỡ có thể tạo ra các vấn đề về hàng tồn kho. Bản đồ nhiệt của CNBC theo dõi tất cả các yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng: công suất, khả năng cung cấp tàu, container, năng lực vận tải đường bộ, năng suất cảng, thời gian vận chuyển tài và năng lực đường sắt kết nối...

Đứng đầu trong danh sách gây tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu của CNBC là cảng Thượng Hải. Năng suất của cảng Thượng Hải đã giảm trong nhiều tháng gần đây, nguyên nhân chủ yếu do thiếu nhân lực và phong tỏa do Covid-19, thể hiện qua thời gian chờ container tại cảng.

Ông Brian Bourke, Giám đốc tăng trưởng của SEKO Logistics cho biết: "Tại Thượng Hải, các cảng biển, kho bãi và dịch vụ vận tải đường bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng hiệu quả thấp hơn do thiếu nhân lực và tài xế".

Tuần trước, Tesla buộc phải giảm sản lượng xe tại Thượng Hải vì thiếu phụ tùng. Trước đó, Toyota đã tạm dừng sản xuất tại 8 nhà máy ở Nhật Bản vì lý do tương tự. Hãng xe Nhật thông báo việc sản xuất xe trong tháng 5 bị dừng do phong tỏa tại Trung Quốc. Nhiều hãng xe khác như Volkswagen, Mazda, General Motors cũng đã phải giảm quy mô sản xuất. Hiện tại, Thượng Hải đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa nhưng về lâu dài chưa có gì chắc chắn.

“Việc mở cửa trở lại phụ thuộc rất nhiều vào số ca nhiễm trong khu vực và các chung cư trong thành phố,” bà Jasmine Wall, Giám đốc phụ trách Tăng trưởng, Marketing và Truyền thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương của SEKO Logistics nói và thông tin: “Một số người đã được cho phép ra ngoài trong vòng 2 tiếng để đi mua sắm thực phẩm, nhưng đa phần vẫn ở trong khu vực phong tỏa hoàn toàn”.

Ý kiến của bạn

Bình luận