Tác giả: PGS. TS. LÊ QUANG HANH
Trường Đại học Giao thông vận tải
KS. NGUYỄN QUANG HUY
Công ty Cổ phần Công trình ngầm FECON
Sạt lở nghiêm trọng nền đường QL91, tỉnh An Giang (Ảnh H.Dương - Báo Pháp luật Hồ Chí Minh) |
Tình trạng sạt lở bờ sông, đặc biệt là hiện tượng sạt lở các tuyến đường ven sông đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến mọi mặt đời sống xã hội nói chung và ổn định công trình nói riêng tại đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1], hiện có khoảng hơn 520 điểm sạt lở với chiều dài gần 800 km. Trong đó, có khoảng gần 60 điểm đặc biệt nguy hiểm với chiều dài khoảng 164 km cần xử lý ngay bằng giải pháp công trình.
Thực tế hiện nay, các giải pháp thiết kế xử lý đảm bảo ổn định chống sạt lở khu vực này chủ yếu áp dụng giải pháp cọc xi măng đất đường kính nhỏ thi công bằng cánh trộn (D ≤ 0,8 - 1,0m) và/hoặc các biện pháp công trình như tường chắn, kè, hệ cọc đúc sẵn... Đối với khu vực có điều kiện địa chất phân bố lớp đất yếu có bề dày lớn như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp nêu trên có nhiều hạn chế như: cọc xi măng đất đường kính nhỏ thi công tới độ sâu hạn chế (thường < 30 m), khó tạo cọc đủ cường độ thiết kế do đất yếu chứa nhiều hữu cơ, thời gian thi công lâu; các giải pháp công trình cần phải kéo dài cọc đến lớp đất chịu tải cao phía dưới gây tốn kém, dễ gây mất ổn định cục bộ tại khoảng cách giữa các cọc...
Căn cứ thực trạng và sự cấp bách nêu trên, bài báo đề xuất giải pháp xử lý phòng chống sạt lở và nâng cao ổn định nền đường ven sông bằng cọc xi măng đất đường kính lớn thi công theo công nghệ Jet-grouting (viết tắt là BDJ - Big Diameter Jet grouting). Đây là giải pháp thi công trộn sâu bằng tia vữa có áp lực cao. Theo đó, trước tiên khoan đến độ sâu đáy cọc dự kiến và phun vữa, nước, khí với áp lực cao, vừa phun vừa xoay cần và sau đó rút cần lên. Quá trình thi công như vậy làm cho các phần tử đất xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra, hòa trộn với vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành một cọc đất xi măng. Giải pháp này có thể thi công ở độ sâu lớn và đặc biệt phù hợp với lớp đất yếu chứa nhiều hữu cơ như khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.