Tác giả: TS. ĐỖ HỮU ĐẠO
Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng)
KS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN
Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
Địa điểm lấy mẫu đất thí nghiệm |
Hiện nay, đất nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với với quy mô toàn diện và ngày càng nhanh chóng. Theo đó, việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông ngày càng nhiều như các tuyến đường ô tô, đường cao tốc. Việc xử lý nền đất yếu là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo cho công trình an toàn, ổn định theo thời gian. Công nghệ sử dụng cọc đất xi măng (cọc CDM) và cọc đất xi măng - tro bay (cọc CFDM) với nhiều ưu điểm là giải pháp mang lại hiệu quả về mặt kỹ thuật, rút ngắn thời gian thi công và không làm ảnh hưởng công trình lân cận. Một ưu điểm nữa về kỹ thuật đó là xử lý tồn đọng phế phẩm tro bay từ các nhà máy nhiệt điện, tái sử dụng vật liệu phế thải, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Các vấn đề thiết kế, thi công, nghiệm thu cho cọc đất gia cố xi măng theo các phương pháp trộn sâu, jet grouting đã được tiêu chuẩn hóa trong [5]. Trên cơ sở đó cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong phòng về tính chất cơ học vật liệu đất trộn xi măng cho nhiều loại đất khác nhau, trong đó nghiên cứu cho đất yếu vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long [4]. Gần đây có một số kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước về đặc tính kỹ thuật của tro bay và tính chất vật liệu đất yếu gia cố xi măng - tro bay [2,3,6,7].
Bài báo tập trung nghiên cứu thực nghiệm xác định cường độ của vật liệu đất yếu gia cố xi măng và tro bay. Thí nghiệm nén mẫu và sử dụng phương pháp Principle Component Analysis [8] để phân tích kết quả và xây dựng các phương trình hồi quy cho các biến về cường độ UCS, hàm lượng xi măng, hàm lượng tro bay.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.