Đánh giá hiệu quả việc sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (HDPE) để sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô

Diễn đàn khoa học 23/12/2020 14:08

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm trong phòng của bê tông nhựa (BTN) sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia với BTN sử dụng nhựa 60/70, kết quả dự báo tuổi thọ của kết cấu áo đường mềm sử dụng hai loại BTN này bằng phương pháp cơ học thực nghiệm, bài báo đánh giá hiệu quả bước đầu việc sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia để sản xuất BTN trong điều kiện khai thác ở tỉnh Tây Ninh.

 Tác giả: TS. LÊ VĂN PHÚC
               KS. TRỊNH HẢI ÂU
              Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh

Image721326
Các kết cấu mặt đường nghiên cứu

Mặt đường BTN hiện đang được sử dụng rộng rãi trên hầu hết mạng lưới đường giao thông ở Việt Nam. Chi phí hàng năm bỏ ra cho việc duy tu sửa chữa, các đợt trùng tu, đại tu mặt đường chiếm một phần rất lớn của ngân sách ngành GTVT. Với tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa như hiện nay, có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng khai thác các tuyến đường sẽ tăng rất nhanh kèm theo sẽ là yêu cầu về sửa chữa, cải tạo nâng cấp mặt đường của mạng lưới giao thông đáp ứng kịp thời các nhu cầu này. Do vậy, cần nghiên cứu áp dụng một công nghệ vật liệu mới đáp ứng các yêu cầu trên.

BTN sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia đã thí điểm cho một đoạn đường tỉnh Tây Ninh, kết quả bước đầu cho thấy công trình đã hạn chế được vệt hằn lún bánh xe đáng kể. Mặc dù có các ưu điểm như vậy nhưng việc sử dụng BTN sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) chưa được sử dụng rộng rãi. Đồng thời, các thông số thiết kế của BTN sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) chưa được quy định cụ thể khi tính toán kết cấu mặt đường theo tiêu chuẩn hiện hành, chưa có chỉ dẫn kỹ thuật thi công. Do đó, cần thiết có các đánh giá của việc sử dụng BTN sử dụng hạt nhựa HDPE trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tải trọng trục tích lũy lớn cho tỉnh Tây Ninh.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận