Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì hội nghị. |
Ngày 18/12 Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị phát triển Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long với sự tham dự của gần 250 đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, TP. HCM và các tỉnh trong khu vực.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật nhấn mạnh "Với mục tiêu tận dụng những thế mạnh của khu vực ĐBSCL, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng thông qua việc cải thiện hệ thống logistics trong lĩnh vực GTVT, hội nghị nhằm ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, các chuyên gia đóng góp ý kiến, hiến kế cho chiến lược phát triển ngành GTVT nói chung và lĩnh vực logistic vùng ĐBSCL".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật mong muốn nhận được nhiều đóng góp của các doanh nghiệp, các chuyên gia đóng để phát triển lĩnh vực logistic vùng ĐBSCL. |
Với mục tiêu tận dụng thế mạnh của khu vực ĐBSCL, thúc đẩy sự phát triển của vùng thông qua cải hệ thống logistics trong lĩnh vực GTVT. Hội nghị đã tập trung thảo luận 6 nội dung trọng tâm gồm: Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng kết nối; Nhóm giải pháp phát triển dịch vận tải; Nhóm giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hoá, dịch vụ logistics ở TP.Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp, kinh doanh vận tải, dịch vụ logistics; Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và Nhóm giải pháp về cơ chế chính, thủ tục hành chính đối với hoạt động dịch vụ logistics.
Ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết: "Trong tháng 1/2018 khi kênh Quan Chánh Bố thông tuyến Tân Cảng sẽ xuất chuyến hàng đầu trực tiếp từ cảng Cái Cui sang Singapore với tải trọng 1 container khoảng 1 nghìn TEU. Đối với khu vực ĐBSCL, tỉnh Kiên Giang đã giao cảng nước sâu ở Hòn Chông cho Tân Cảng chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận tàu 10 nghìn tấn. Đối với cảng này, chúng tôi sẽ sử dụng vào 3 mục đích phục vụ tàu hành khách, hàng hóa tổng hợp container và làm hậu phương dịch vụ dầu khí. Riêng kênh chợ Chợ Gạo Tiền Giang do cầu và luồng còn hạn chế nên rất khó khăn khi vận chuyển hàng hóa buộc phải tăng bo vẫn đến tăng chi phí”.
Ông Phùng Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, trong tháng 1/2018 khi kênh Quan Chánh Bố thông tuyến Tân Cảng sẽ xuất chuyến hàng đầu trực tiếp từ cảng Cái Cui sang Singapore với tải trọng 1 container khoảng 1 nghìn tiêu. |
Ông Trần Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần cảng và dịch vụ logistics VRG Thanh Phước cho rằng sông Vàm Cỏ - Vàm Cỏ Đông có chiều dài 170 km, đi qua 2 tỉnh Long An và Tây Ninh. Dọc theo con sông này, có khoảng trên dưới 40 khu công nghiêp nằm rãi trên toàn tuyến và cự lý đường bộ từ khu công nghiệp đến sông khoảng 15km vì vậy cần đầu tư có bài bản trên tuyến sông để có thể hình thành tuyến vận tải container đường thủy trên tuyến sông này. Đồng thời hình thành các cụm cảng nằm dọc theo tuyến sông để gom container từ khu công nghiêp nằm dọc 2 bên bờ là rất khả thi. Hiện tượng lục bình phát triển quá nhanh trong những năm gần đây gây trở ngại rất lớn cho tàu thuyền lưu thông. Bên cạnh đó, việc kết nối giao thông và chủ trương phê duyệt các ICD của chính phủ còn chậm nên các cảng thủy nội địa không có lợi thế về thủ tục hải quan so với các địa điểm tiếp nhận hàng hóa khác. Xây dựng các Cảng TNĐ để thu gom hàng về, nâng cấp một số tuyến đường nối từ các khu công nghiệp đến các Cảng thu gom.
Để làm được việc này, ông Hùng đề xuất nghiên cứu hình thành tuyến vận tải conainer nội địa trện tuyến sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông. Đề xuất với Cục Đường thủy nội địa thành lập một tổ tư vấn nghiên cứu kết hợp với tỉnh Long An, Tây Ninh, Doanh nghiệp để xây dựng tuyến vận tải contaniner nội địa đầu tiên trong phía Nam – là tuyến sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông. Tổ này sẽ nghiên cứu tham mưu cho Bộ, Chính phủ ban hành chính sách đặc biệt để khuyến khích đầu tư tuyến vận tải này, tư vấn kiến nghị tỉnh Long An, Tây Ninh để đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp…
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nêu ý kiến tại hội nghị. |
Tại hội nghị ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kiến nghị sớm triển khai luồng Quan Chánh Bố giai đoạn 2; Nâng cấp kênh Chợ Gạo mở luồng Nguyễn Văn Tiếp cho sà lan 2.000 tấn nối Tứ giác Long Xuyên – Campuchia; Nâng cấp luồng 2 tuyến cho sà lan 2.000 tấn tới TP.HCM – Hà Tiên – Năm Căn; Quy hoạch đồng bộ hệ thống cảng biển, sông với chức năng gom, trung chuyển hàng trên sông Tiền, sông Hậu quy mô tối thiếu 10 ha/cảng phát triển bến xếp dỡ đầu mối để gom hàng ở các địa phương tăng cường kết nối quốc lệ, KCN, trung tâm nguồn hàng với cảng địa phương; Bổ sung quy hoạch, ưu tiên đầu tư Depot, ICD giảm chi phí logistics…
Về phía địa phương, ông Trần Trí Quang, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ GTVT xây dựng mới tuyến QL30 (An Phước – Cao Lãnh); Kết nối cửa khẩu Thường Phước – Phnom Penh; Bộ GTVT chọn Đồng Tháp xây dựng mô hình logistics phát triển nông nghiệp. Tôi tin rằng với sự chủ trì của Bộ GTVT hội nghị sẽ thảo luận tìm ra những giải pháp phù hợp về thể chế chính sách, về đầu tư hạ tầng giao thông về nguồn nhân lực… để phát triển dịch vụ logistics.
Ông Trần Trí Quang, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp mong muốn Bộ GTVT chọn Đồng Tháp xây dựng mô hình logistics phát triển nông nghiệp. |
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng GTVT cho Nguyễn Văn Thể cho rằng logistics có vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Chi phí logistics hiện nay của Việt Nam chiếm tỉ trọng rất cao (giao động từ 18-20 GDP). Thông qua hội nghị này mục đích tìm giải pháp, đề xuất các cơ chế chính sách, vì vậy các địa phương cần phối hợp với Bộ GTVT tham mưu thể chế chính sách cần cho Chính Phủ và Quốc hội cơ chế chính sách sát với thực tiễn, cố gắng hoàn thiện logistics để chi phí vận chuyển thấp, hạ giá thành sản phẩm mang lại hiểu quả cho người dân".
Đầu tư hình thức BOT sẽ thực hiện đường song hành với quốc lộ cũ và địa phương cần chủ động đề xuất đáp ứng với điều kiện thực tiễn thu hút vốn tư nhân xây dựng các công trình giao thông đáp ứng với nhu cầu phát triển nhưng không gây bức xúc cho dư luận. Ngoài ra các địa phương cũng cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đưa khoa học kỹ thuật vào các bến, cảng giải quyết các thủ tục hành chính để hàng hóa thông quan nhanh cũng lợi thế để giảm được chi phí logistics.
Bộ Trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định “Cần hoàn thiện logistics nhằm giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm mang lại hiểu quả cho người dân”. |
Theo Bộ trưởng Thể, hiện nay hạ tầng giao thông còn hạn chế, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển giao thông đường thủy, đường ven biển, đường hàng không, đường sắt để chia sẻ áp lực cho đường bộ. Các doanh nghiệp cần phát huy cụm cảng đa phương thức kết hợp đường bộ đường thủy, kho bãi để phát triển logicgics một cách tốt nhất. Các trường đào tạo logictics cần tằng cường đạo tạo thực tiễn thông qua các mô hình của các doanh nghiệp để các sinh viên được trải nghiệm thực tế nhằm đào tạo ra những thế hệ nhân lực mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Bộ GTVT sẽ giao cho Thứ trưởng Nguyễn Nhật cùng các cục, vụ nghiên cứu đề xuất chính sách để phát huy được các loại hình logictics. Các địa phương nên chủ động ngiên cứu đề xuất để xây dựng các loại hình giao thông để chi phí giảm.
Các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị chúng tôi xin tiếp thu để chất lọc giao cho các cơ quan trực thuộc Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đến Chính Phủ, Bộ trưởng Thế khẳng định.
Tại hội nghị các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT cũng đã ủng hộ số tiền 4 tỷ đồng cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng nhà tỉnh nghĩa và trường học. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.