Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong phòng đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia phế thải nhựa gốc LDPE theo phương pháp trộn khô đến các chỉ tiêu Marshall, cường độ kéo gián tiếp của bê tông asphalt nóng.
Nội dung bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về khả năng sử dụng vật liệu Mastic nhựa đá dăm (Stone Mastic Asphalt) cho xây dựng mặt đường ô tô và sân bay trong điều kiện Việt Nam, bao gồm các nội dung nghiên cứu về lựa chọn loại vật liệu và thành phần cấp phối, thử nghiệm đánh giá các chỉ tiêu độ ổn định Marshall, độ dẻo Marshall và độ ổn định động DS.
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu đề xuất giới hạn độ chụm khi thí nghiệm độ ổn định và độ dẻo Marshall của bê tông nhựa (BTN) nóng ở Việt Nam.
Sử dụng cao su trong bê tông nhựa (BTN) để tạo BTN cao su làm tăng khả năng làm việc của BTN cũng như tận dụng vật liệu phế thải từ ngành công nghiệp ô tô, xe máy.
Bài báo trình bày các kết quả bước đầu nghiên cứu thực nghiệm trong phòng đánh giá khả năng sử dụng chất thải nhựa làm phụ gia theo phương pháp trộn khô cải thiện cường độ ổn định Marshall của bê tông asphalt nóng.
Bài báo nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của độ rỗng cốt liệu đến khả năng làm việc của bê tông nhựa chặt 12.5mm theo TCVN 8819:2011 với 4 giá trị VMA khác nhau.
Mục tiêu của bài báo là đánh giá hiệu quả của việc thêm nhựa Polyethylene tái sinh dạng hạt vào hỗn hợp BTN nóng.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cát nghiền trong hỗn hợp cốt liệu hạt mịn (cát) đến các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt Dmax19 (BTNC 19) theo phương pháp Marshall.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về bê tông nhựa sử dụng phụ gia polime để cải thiện tính chất hỗn hợp bê tông nhựa, nhưng những nghiên cứu ứng dụng nhựa phế thải, đặc biệt là Polyethylene terephthalate (PET) chưa được quan tâm nhiều.