Tại làn 2 của trạm T1, làn 11 của trạm T2 BOT quốc lộ sử dụng phương pháp thu giá sử dụng đường bộ thủ công do vậy không có dữ liệu trên hệ thống hậu kiểm. |
Cụ thể, kết quả kiểm tra, giám sát của Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1/11 đến 3/11 cho thấy, các trang thiết bị của trạm chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 49/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Tỷ lệ nhận dạng biển số xe thấp nên chưa đáp ứng theo quy định tiêu chuẩn tối thiểu 85%. Barie tự động làn số 10 bị hư hại do tại nạn giao thông ngày 21/10/2017 nhà đầu tư vẫn chưa khắc phục. Thiết bị nhận dạng biển số, đầu đọc thẻ, hệ thống Barie đều đã xuống cấp. Dung lượng lưu trữ của thiết bị không đảm bảo theo tiêu chuẩn là 45 ngày (chỉ lưu được 17 ngày).
Tại làn 2 của trạm T1, làn 11 của trạm T2 sử dụng phương pháp thu giá sử dụng đường bộ thủ công do vậy không có dữ liệu trên hệ thống hậu kiểm. Khi mật độ giao thông lớn, gây ùn tắc, các làn xe lúc này được sử dụng hỗn hợp cho xe quá khổ và xe ôtô thông thường nên không đáp ứng được kiểm tra, giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.
Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1K khắc phục, bổ sung ngay các trang thiết bị đáp ứng theo tiêu chuẩn TCCS 01:2008/VRA và Thông tư số 49/2016 của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả thực hiện báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 15/11/2017.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam giao Cục Quản lý đường bộ 4 (đoàn kiểm tra, giám sát), theo dõi, đôn đốc Công ty TNHH BOT Quốc lộ 1K khắc phục, bổ sung các trang thiết bị nêu trên.
Sau thời hạn trên, Công ty TNHH BOT QL1K không khắc phục và bổ sung các trang thiết bị theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ xem xét quyết định tạm dừng thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ Trạm T1 và Trạm T2 do Công ty TNHH BOT QL1K quản lý và khai thác.
Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1K hình thức hợp đồng BOT, khởi công từ tháng 5/2005, do liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 194; Công ty cổ phần Rạng Đông; Công ty TNHH XDĐT CSHT Phú Thọ; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô; Công ty TNHH BVM Thái Thành Nam thực hiện. Tổng mức đầu tư hơn 387 tỷ đồng.
Điểm đầu dự án tại Km2 487 (mố A cầu Hóa An, tiếp giáp với dự án mở rộng QL1K do tỉnh Đồng Nai đầu tư), thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối dự án tại Km12 971 (tiếp giáp dự án nút giao Ngã tư Linh Xuân) thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài dự án hơn 10km.
Dự án hoàn thành tháng 9/2007, thời gian thu phí sau quyết toán là 15 năm 8 tháng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trong khu vực, góp phần phân luồng từ xa giảm áp lực giao thông cho khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, kết nối các vùng kinh tế trong điểm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.