Khan hiếm vật liệu, nhà thầu cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết gặp khó

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Thị trường 01/06/2021 06:39

Việc thiếu vật liệu cho công tác đắp đường đang khiến cho dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết gặp nhiều khó khăn.

29FBE206-FDE9-4879-B93F-FF40CDA91C88.
Bên trong công trường cao tốc  Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Ngày 31/5, Ban QLDA 7 cho biết đơn vị vừa tham dự họp trực tuyến với Bộ GTVT để giải quyết những khó khăn vướng mắc mà dự án đang gặp phải. 

Theo đó, công tác GPMB và tái định cư của Dự án tính đến nay đã cơ bàn hoàn thành, được Chính phủ và Bộ GTVT đángiá cao về tiến độ cũng như kết quả thực hiện. Hiện mặt bằng “sạch” đã được bàn giao đảm bảo đủ điều kiện triển khai thi công.

Hiện nay, hầu hết các nhà thầu đã chủ động và tích cực trong việc tập kết đầy đủ nhân sự, thiết bị và vật tư, tổ chức thi công khoa học và hợp lý. Tuy nhiên mặt bằng thi công vướng mắc dù không còn nhiều nhưng lại ở các vị trí trọng yếu (điểm giao cắt tuyến với đường hiện hữu) gây khó khăn cho việc huy động thiết bị và tổ chức thi công của nhà thầu.

DFF6BA79-CA36-4ACD-B040-DDF274070E66.
Công đắp nền đường cần được thực hiện trong năm 2021

Đặc biệt, nguồn vật liệu đất đắp nền đường khan hiếm chính là nguyên nhân khiến các đơn vị "lao đao". Cụ thể: Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường của Dự án khoảng 9,2 triệu m3 sau khi đã trừ khối lượng điều phối từ đào sang đắp. Với yêu cầu cơ bản hoàn thành Dự án vào cuối năm 2022, Ban QLDA7 và các Nhà thầu đã xây dựng kế hoạch là phải hoàn thiện toàn bộ nền đường trong năm 2021. Như vậy, trong những tháng còn lại của năm 2021 để huy động đủ khối lượng vật liệu đắp nêu trên rất cần sự quan tâm tháo gỡ vướng mắc của các cấp, các ngành và địa phương.

Mặt khác, với thời gian thi công trong 7 tháng còn lại, bình quân mỗi tháng cần khoảng 1,0 triệu m3 (tháng cao điểm có thể cần đến 2,0 triệu m3) vật liệu đất đắp, như vậy tất cả các mỏ phải có khả năng cung ứng một cách ổn định khoảng 70.000m3/ tháng (khoảng 2.400m3/ngày) là vấn đề nan giải với năng lực thực tế của các mỏ hiện nay. Hơn nữa đoạn tuyến qua địa bàn huyện Bắc Bình có nhu cầu vật liệu đắp là lớn nhất (khoảng gần 4 triệu m3 trên đoạn tuyến 43,4Km tuyến liên quản đến cả 04 gói thầu) nhưng chỉ có 04 mỏ vật liệu đắp là mỏ Núi Dây, mỏ Đông Nam núi Cà Tăng, mỏ đá Núi Hai và mỏ đá Bình An nên khả năng cung – cầu rất mất cân đối. 

7C512D00-158E-4CFF-9D89-E4D49131E30F.
Nhà thầu thi công tận dụng mùa nắng để thực hiện các bước nhanh chóng trước khi mùa mưa bão 

Cũng theo Ban QLDA 7, trước đó đơn vị cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận sớm xem xét và cấp phép mở rộng và nâng công suất mỏ đang khai thác để đáp ứng nhu cầu vật liệu đất đắp. Kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường rà soát và xem xét quy định nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp phép khai thác hoặc gia hạn khai thác trong thời gian sớm nhất, đảm bảo nguồn cung ứng vật liệu cho Dự án.

Đặc biệt, Bộ  Bộ Tài nguyên Môi trường rà soát và xem xét quy định về việc sử dụng nguồn vật liệu đất đắp từ tận thu đất, đá dôi dư trong quá trình cải tạo đất nông nghiệp theo tinh thần Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 16/4/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận (tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh… hiện đang thực hiện) nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp.

Ý kiến của bạn

Bình luận