Thiết kế thành phần và đặc tính kỹ thuật của bê tông đầm lăn hàm lượng tro bay cao làm lớp móng mặt đường ô tô

Diễn đàn khoa học 25/03/2021 14:58

Bê tông đầm lăn (RCC) ngày càng được ứng dụng nhiều trong xây dựng đường ô tô, thiết kế hỗn hợp bê tông đầm lăn để tối ưu được các đặc tính kỹ thuật và kinh tế là rất cần thiết. Bài báo giới thiệu một phương pháp thiết kế thành phần bê tông đầm lăn hàm lượng tro bay cao làm lớp móng mặt đường, ở tuổi 28 ngày, RCC lớp móng đạt cường độ chịu nén 14 - 32 MPa, cường độ chịu ép chẻ đạt 1,7 - 3,6 MPa, mô-đun đàn hồi đạt từ 24,8 - 38,8 GPa tương ứng với tỷ lệ thay thế tro bay từ 60 - 80% theo khối lượng chất kết dính.

 Tác giả: PGS. TS. NGUYỄN THANH SANG
               ThS. TRƯƠNG VĂN QUYẾT
               KS. PHẠM ĐÌNH HUY HOÀNG
               Trường Đại học Giao thông vận tải

 

Image746795
Cấp phối cốt liệu cho RCC làm móng mặt đường theo ACI325.10 

Hiện nay, theo quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 cần xây dựng 1.600 km đường cao tốc, nâng cấp QL1, đường Hồ Chí Minh cần kinh phí cũng như khối lượng vật liệu rất lớn [15]. Các dạng kết cấu mặt đường dạng mới cần được đưa vào sử dụng để làm phong phú thêm sự lựa chọn cho nhà thầu. Có thể nói rằng, kết cấu lớp móng mặt đường sử dụng bê tông đầm lăn xét về phương diện vật liệu hay công nghệ thi công là một giải pháp vật liệu bền vững trong xây dựng vì thi công trên diện rộng sẽ kinh tế hơn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và nhà thầu có thể sử dụng các thiết bị thi công mặt đường asphalt sẵn có.

Bài báo trình bày về phương pháp tính toán thành phần bê tông đầm lăn với hàm lượng tro bay lớn thay thế xi măng từ 60 - 80% theo khối lượng chất kết dính. Các yêu cầu kỹ thuật của RCC làm móng mặt đường được đánh giá bao gồm cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, mô-đun đàn hồi của các loại bê tông với hàm lượng tro bay thay thế từ 60 - 80% theo khối lượng chất kết dính.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

 

Ý kiến của bạn

Bình luận