Năm 2020 thành công nhất trong nhiệm kỳ nhiều dấu ấn của ngành GTVT

26/01/2021 10:18

Nhiệm kỳ 2016 - 2020, nhất là năm bản lề 2020 vừa qua, ngành GTVT ghi nhiều dấu ấn đậm nét, thành tựu nổi bật. Nhân dịp năm mới và Xuân Tân sửu 2021 sắp đến, Tạp chí GTVT đã có cuộc trò chuyện với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nghe ông chia sẻ về những thành công đã qua, dự định trong tương lai và cả những điều tâm đắc, trăn trở.

 

TVU04413111
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể

 

Thưa Bộ trưởng, năm 2020 được đánh giá là năm ghi nhiều dấu ấn nổi bật của ngành GTVT, trong đó, đầu tiên phải kể đến hiệu quả trong công tác xây dựng thể chế chính sách mà công tác này như Bộ trưởng từng nói “chỉ phải chi rất ít nhưng được rất nhiều”?

Đúng là như vậy, vì xây dựng thể chế trước hết phục vụ công tác quản lý nhà nước nhưng đích đến lại là phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bởi vậy, năm vừa qua, Bộ GTVT đã tập trung cao độ cho công tác xây dựng thể chế chính sách, trong đó có sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Bộ đã hoàn thành đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, phối hợp với nhiều bộ, ngành để truyền tải tinh thần của luật đến với người dân thông qua các nghị định, thông tư của Bộ. Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà Bộ GTVT tham mưu Chính phủ đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến lớn về ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT. Bên cạnh đó, Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã phần nào thể hiện hiệu quả trong việc quản lý xe công nghệ, xe hợp đồng, xe trá hình...

 Chúng tôi rất tự hào khi Nghị định 100 được Quốc hội lấy làm ví dụ tiêu biểu về tấm gương cải cách thể chế. Qua việc xây dựng hai nghị định trên, Bộ GTVT cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc xây dựng thể chế, chính sách bám sát với thực tiễn, góp phần đảm bảo trật tự ATGT, kéo giảm sâu TNGT. Cụ thể, năm 2020 là năm đầu tiên trong lịch sử, TNGT giảm trên 10% cả 3 tiêu chí, số vụ giảm hơn 18%, số người chết giảm hơn 12% và số người bị thương giảm hơn 20%. So với thời điểm cách đây 10 năm khi phương tiện giao thông ít, số người chết là gần 13.000 người. Kể từ đó đến nay, lượng xe tăng lên, nhiều nhất là ô tô nhưng số người chết giảm mạnh chỉ còn khoảng gần 7.000 người. Đây là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành GTVT ghi dấu ấn khởi nguồn.Đúng là như vậy, vì xây dựng thể chế trước hết phục vụ công tác quản lý nhà nước nhưng đích đến lại là phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bởi vậy, năm vừa qua, Bộ GTVT đã tập trung cao độ cho công tác xây dựng thể chế chính sách, trong đó có sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Bộ đã hoàn thành đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, phối hợp với nhiều bộ, ngành để truyền tải tinh thần của luật đến với người dân thông qua các nghị định, thông tư của Bộ. Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà Bộ GTVT tham mưu Chính phủ đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến lớn về ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT. Bên cạnh đó, Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã phần nào thể hiện hiệu quả trong việc quản lý xe công nghệ, xe hợp đồng, xe trá hình...Thưa Bộ trưởng, năm 2020 được đánh giá là năm ghi nhiều dấu ấn nổi bật của ngành GTVT, trong đó, đầu tiên phải kể đến hiệu quả trong công tác xây dựng thể chế chính sách mà công tác này như Bộ trưởng từng nói “chỉ phải chi rất ít nhưng được rất nhiều”?  

Bên cạnh công tác xây dựng thể chế, công tác giải ngân trong năm qua cũng là một thành công lớn của Bộ GTVT, Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ thêm về công tác này?Năm 2020, Bộ GTVT được giao gần 40 nghìn tỷ đồng, đến hết tháng 12, Bộ giải ngân được hơn 39 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 92%. Năm kế hoạch được giải ngân đến ngày 31/01/2021, Bộ dự kiến giải ngân 100% vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Riêng vốn ODA, hiện cả nước được bố trí 40 nghìn tỷ đồng năm 2020, Bộ GTVT được giao 6.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao. Bình quân cả nước giải ngân 41%, riêng Bộ được 80%, là một trong những ngành giải ngân vốn ODA cao nhất. Dự kiến đến hết ngày 31/01, Bộ cố gắng giải ngân tối thiểu 90% vốn ODA.

Bộ GTVT được đánh giá là một trong những bộ, ngành giải ngân tốt nhất năm qua nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt, họp giao ban hàng tuần, hàng tháng, tuyên dương các đơn vị làm tốt, xử lý ngay các đơn vị làm chưa tốt bằng các hình thức như phê bình, cắt dự án của các đơn vị chậm giao cho đơn vị khác làm tốt hơn, về lâu dài là điều chuyển cán bộ. Ngoài ra, không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang phát huy hiệu quả trong cuộc sống.

bt
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng các đại biểu cắt băng khánh thành Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất, hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Dư luận hiện đang quan tâm về hai dự án trọng điểm quốc gia là cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Cảng HKQT Long Thành, Bộ trưởng có thể cho biết về tiến độ thực hiện hai dự án này?Năm qua, Bộ GTVT dồn toàn lực tập trung cho hai dự án trọng điểm quốc gia này. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông cơ bản đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Trong số 11 dự án thành phần, 3 dự án đầu tư công đã được khởi công toàn bộ gói thầu từ cuối năm 2019, dự kiến hoàn thành trong năm 2021; 3 dự án PPP chuyển sang đầu tư công đã được khởi công từ ngày 30/9/2020 và triển khai toàn bộ các gói thầu, dự kiến hoàn thành năm 2022; 5 dự án PPP đang tập trung xét thầu, đến hiện tại được 3 dự án có khả năng ký hợp đồng với nhà đầu tư, 2 dự án còn lại không có nhà đầu tư đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết chuyển sang đầu tư công trong phiên họp ngày 11/01 vừa qua.

Đối với Dự án Cảng HKQT Long Thành, Bộ GTVT đặt ra mục tiêu phải có khả năng cạnh tranh hiệu quả với các sân bay hàng đầu khu vực như sân bay quốc tế Changi (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia) và Suvarnabhumi (Thái Lan). Do đó, thiết kế sẽ đưa vào toàn bộ các thiết bị hiện đại nhất, tự động hóa gần như toàn bộ công tác kiểm soát hành khách, hàng hóa. Tháng 11/2020 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt dự án, giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư thực hiện giai đoạn 1. ACV đã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, trong đó thủ tục đầu tiên là tiến hành rà phá bom mìn 1.810 ha trước khi tiến hành các gói thầu xây lắp. Ngày 5/01 vừa rồi, Dự án Cảng HKQT Long Thành đã chính thức khởi công. Bộ GTVT hiện vẫn đang hỗ trợ, kiểm tra giám sát ACV để đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ. Về mặt bằng, tỉnh Đồng Nai đã bàn giao cho Bộ GTVT 1.600/1.810 ha mặt bằng sạch, cơ bản đủ để hoàn thành giai đoạn 1, phần còn lại hiện vẫn đang tiếp tục di dời, bố trí người dân tái định cư, tuy nhiên việc này không ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nhìn chung, Dự án Cảng HKQT Long Thành tuy bị chậm một số công việc nhưng Bộ đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là làm việc song song các phương án nên cơ bản đáp ứng được Nghị quyết 52 của Quốc hội. Bộ GTVT tin tưởng sẽ không còn khó khăn, vướng mắc, Dự án Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 sẽ về đích vào cuối năm 2025.

Ghi nhiều dấu ấn trong cả nhiệm kỳ, đặc biệt là thành công trong năm 2020 sẽ là hành trang và động lực để ngành GTVT thực hiện thành công mục tiêu, kế hoạch nhiệm kỳ 2021 - 2025. Vậy năm đầu tiên nhiệm kỳ mới 2021 này, ngành GTVT sẽ tập trung triển khai những dự án nào, thưa Bộ trưởng?

Năm 2021, Bộ GTVT được Chính phủ giao 46.000 tỷ đồng. Bộ sẽ tổ chức khởi công 8 dự án lớn, trong đó có Cảng HKQT Long Thành và cầu Mỹ Thuận. Ngay từ đầu năm đến nay, Bộ đã tổ chức khánh thành tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Dự án sửa chữa hai đường băng Tân Sơn Nhất và Nội Bài để kịp đưa vào phục vụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; nghiệm thu cầu Cửa Hội; khánh thành hầm Hải Vân 2, đưa vào sử dụng đường trên cao Vành đai 3 và cầu Thăng Long.

Một dự án được quan tâm khác là công tác triển khai thu phí tự động không dừng. Ngày 29/12/2020, Viettel - Leader BOO2 đã khánh thành 35 trạm thu phí không dừng, cùng với 40 trạm trước đây của BOO1 và 25/39 trạm thu phí ở địa phương. Như vậy, tính đến hiện tại, cả nước đã có 100/117 trạm thu phí tự động. 17 trạm còn lại chưa triển khai thu phí do có nhiều khó khăn, vướng mắc, Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết định phương án giải quyết trong thời gian tới.

Nguồn vốn hữu hạn nhưng nhu cầu luôn luôn vô hạn, vậy trong nhiệm kỳ tới, Bộ GTVT sẽ bố trí nguồn vốn cho các dự án ra sao thưa Bộ trưởng?

Điểm yếu nhất của giao thông hiện nay là vấn đề kết nối chưa cao, dẫn đến khai thác chưa hiệu quả. Lấy ví dụ, Cảng Cái Mép - Thị Vải là cảng biển lớn nhất hiện nay, có thể tiếp nhận tàu 200 nghìn tấn nhưng cảng chỉ khai thác được 50% công suất. Lý do là bởi kết nối giao thông vào cảng kém, QL51 thường xuyên ùn tắc. Do đó, cần có sự kết nối hiệu quả giữa các loại hình vận tải để khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển hiện có. Nhiệm kỳ tới, Bộ đã xác định rõ có 2 dự án đường bộ trọng điểm, ưu tiên số 1 cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Bộ muốn có một tuyến đường bộ tốc độ cao, hiện đại xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau là trục xương sống song song với QL1, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, do đó, ưu tiên số 2 là đường Hồ Chí Minh. Bộ quyết tâm thông đường Hồ Chí Minh đoạn còn lại đến Cà Mau. Ngoài ra, mỗi khu vực tỉnh, thành sẽ chọn ra những dự án điểm: Hà Nội là đường Vành đai 4; TP. Hồ Chí Minh ưu tiên đường Vành đai 3; phía Bắc tập trung khai thác cảng Lạch Huyện, đầu tư nâng cấp một số hạng mục nhằm tăng kết nối giao thông đường sắt, đường thủy đến cảng (ví dụ như nâng tĩnh không cầu Đuống để tàu container từ Việt Trì xuống Hải Phòng bằng đường thủy)...

Bộ GTVT cũng tham mưu Chính phủ để xây dựng một cảng biển nước sâu cảng Trần Đề ở đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ khai thác tốt cảng Nghi Sơn, cảng Vũng Áng, cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cảng Vĩnh Tân ở khu vực miền Trung. Bộ đang trình dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao, đồng thời Bộ cũng đang cho nghiên cứu kết nối hệ thống đường sắt hiện hữu với các cảng biển lớn; tập trung nâng cấp sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Điện Biên, Côn Đảo, Chu Lai. Hiện, Bộ đang cho nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng sân bay Nà Sản (Sơn La).

Trong vòng 10 năm tới, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta sẽ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn ra những công trình mang tính đột phá nhất để mỗi một nhiệm kỳ chúng ta sẽ có một số công trình mang tính biểu tượng và sau nhiều nhiệm kỳ chúng ta sẽ có một hệ thống giao thông thật tốt, phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

cao toc 7
Tập trung đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc - Nam

Thành tựu 5 năm qua của Ngành là rất to lớn, kết quả năm 2020 cũng rất đáng tự hào, tuy nhiên bên cạnh thành công thì thời cơ và thách thức đối với Ngành còn rất nhiều. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, ông tâm đắc và còn trăn trở điều gì nhất?

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, nhất là năm cuối nhiệm kỳ, tôi cho rằng công tác xây dựng thể chế, xây dựng cơ bản, tổ chức hoạt động vận tải và đảm bảo ATGT là những thành tựu mà Bộ GTVT đã làm tốt trong cả nhiệm kỳ và đặc biệt năm 2020 là năm tốt nhất trong nhiệm kỳ. Tôi cũng rất tâm đắc với bộ máy ngành GTVT hiện nay. Có thể trước đây hành chính còn hơi rườm rà nhưng hiện giờ từ Bộ đến các vụ, cục, ban quản lý, các đơn vị đã thay đổi quyết liệt. Nếu cá nhân nào, nhất là người đứng đầu không nỗ lực, thiếu nhiệt huyết, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc tự đào thải.

Đối với năm 2020, về công tác giải ngân xây dựng cơ bản, Bộ GTVT đã giải ngân được gần 40.000 tỷ đồng dù gặp muôn vàn khó khăn từ đại dịch Covid-19. Về tổ chức vận tải, Nghị định 100, Nghị định 10 có thể nói là rất hiệu quả, đi vào thực tiễn. Công tác đảm bảo ATGT năm 2020 đã được triển khai tốt. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ GTVT là lực lượng tuyến đầu đã tham mưu Chính phủ về công tác ngăn chặn dịch từ đầu nguồn, cửa ngõ giao thông. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã rất quyết đoán, quyết liệt trong tổ chức hoạt động vận tải, cho dừng các chuyến bay quốc tế đến những quốc gia bùng phát dịch nhằm ngăn chặn nguồn lây, cùng Bộ Y tế quản lý chặt chẽ việc xuất nhập cảnh, tổ chức hoạt động vận tải nội địa đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. Nỗ lực của Bộ GTVT được Chính phủ ghi nhận, đánh giá góp phần quan trọng vào thành công thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế.Là người đứng đầu ngành GTVT, tôi luôn tâm niệm rằng dù thành công có nhiều đến bao nhiêu mà bằng lòng với hiện tại thì đã là không phát triển, trong khi thực tế kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa thực sự được đầu tư đi trước một bước, khả năng kết nối hạ tầng các lĩnh vực chưa cao, chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong Ngành chuyển biến tích cực, song vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa bảo đảm đủ việc làm cho người lao động, tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn ở một số doanh nghiệp.

Đây là những thử thách rất lớn đặt ra cho ngành GTVT cần sớm phải giải quyết để đưa GTVT vượt qua “điểm nghẽn” để thật sự trở thành động lực cho cả nền kinh tế.

Tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương; truyền thống vượt khó và khát vọng cống hiến, ngành GTVT sẽ nỗ lực, phấn đấu hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2030.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Ý kiến của bạn

Bình luận