Tác giả: PGS. TS. VŨ HỒNG NGHIỆP
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
TS. NGUYỄN THẠC QUANG
Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh
Thang phân hạng, đánh giá và điểm số cho các bộ phận công trình |
Trong mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Nam, ngoài hệ thống quốc lộ và đường cao tốc còn có hệ thống tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn). Hiện cả nước có hơn 295.046 km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn chiếm tới 85%. Trong hệ thống đường giao thông, cầu luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giữa khu vực thành thị và khu vực giao thông nông thôn, nơi có tỷ lệ người sinh sống còn khá lớn trong cơ cấu dân sinh. Do đó, việc quản lý tốt cầu trên cả nước nói chung và cầu giao thông nông thôn nói riêng sẽ góp phần vào phát triển đất nước, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Do nhu cầu giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng, rất nhiều công trình cầu giao thông nông thôn, cầu ở các tuyến đường huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ và đường cao tốc được xây dựng từ các nguồn vốn khác nhau với các kết cấu khá đa dạng, được thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Các cầu giao thông nông thôn thì chưa được chuẩn hóa về kỹ thuật khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong quản lý khai thác. Các vấn đề tồn tại trong quản lý cầu có thể bao gồm: không có hồ sơ tài liệu thiết kế hoặc hồ sơ đã thất lạc sau nhiều năm quản lý; nhiều dạng kết cấu khác nhau, đặc thù riêng từng công trình; đặc biệt là kết cấu cầu giao thông nông thôn không được chuẩn hóa nên rất khó xác định các thông số kỹ thuật của công trình; các tài liệu về bảo trì, bảo dưỡng, quản lý vận hành khai thác đôi khi cũng bị thất lạc. Đây là một thách thức đối việc quản lý toàn bộ hệ thống cầu giao thông ở Việt Nam. Do đó, xây dựng một quy trình quản lý cầu giao thông là một nhu cầu cấp bách trong việc quản lý cầu ở Việt Nam.
Bài báo đề xuất một phương pháp đánh giá hiện trạng kết cấu công trình cầu giao thông ở Việt Nam, nhằm giúp các đơn vị quản lý tại địa phương hiểu rõ hiện trạng kết cấu công trình để đưa ra các quyết định phù hợp trong công tác quản lý cầu ở bước tiếp theo. Phương pháp này được đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa hai phương pháp là phương pháp số 1 và phương pháp số 2 nhằm đơn giản hóa quá trình đánh giá, nhưng đưa ra nhiều chỉ số và thông tin với độ tin cậy cao.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.