Tác giả: ThS. VŨ TRUNG HIẾU
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
GS. TS. PHẠM CAO THĂNG
Học viện Kỹ thuật Quân sự
PGS. TS. NGUYỄN QUANG PHÚC
Trường Đại học Giao thông vận tải
Đường cong cấp phối thiết kế hỗn hợp BTCN12.5 sau khi phối trộn |
Những năm gần đây, do lưu lượng xe lưu thông trên đường gia tăng nhanh, kết hợp với lưu hành nhiều trục xe có tải trọng lớn nên tại hầu hết các tuyến quốc lộ của Việt Nam, hiện tượng hằn lún lớp BTN mặt đường xuất hiện khá phổ biến và có chiều sâu hằn lún lớn, gây mất an toàn cho các phương tiện xe lưu hành trên đường, gây hư hỏng kết cấu mặt đường. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề trên, trong đó hướng nghiên cứu về tính toán dự báo biến dạng hằn lún để lựa chọn loại BTN có cường độ kháng hằn lún phù hợp với yêu cầu khai thác của mặt đường là một hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Trong tính toán hằn vệt bánh xe thường áp dụng các phương pháp tính theo phương pháp tính toán lý thuyết, các phương pháp thực nghiệm [3] hoặc phương pháp cơ học thực nghiệm [2]. Theo các phương pháp tính toán lý thuyết, sử dụng các thông số đặc trưng sức kháng cắt trượt của vật liệu BTN là góc nội ma sát (φ), lực dính (C), năng lượng kích hoạt biến dạng nhớt dẻo (U), hệ số dẻo (m) của BTN nếu tinh toán theo nguyên lý cơ học môi trường rời hoặc theo thông số hệ số nhớt (η) của BTN nếu tính theo nguyên lý cơ học môi trường liên tục.
Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu một số kết quả nghiên cứu bước đầu về xác định giá trị hệ số nhớt của vật liệu BTN được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là BTNC12.5 sử dụng nhựa 60/70 thiết kế thành phần theo TCVN 8819:2011 [1]. Các nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm của Trường Đại học Công nghệ GTVT.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.