Phân tích biến động đường bờ sông bằng ảnh Sentinel - 2A và công cụ DSAS

Diễn đàn khoa học 23/09/2021 14:38

Ở nghiên cứu này, các thay đổi vị trí đường bờ được tính toán thống kê bằng 3 kỹ thuật khác nhau, đó là: tỷ lệ điểm cuối (EPR), tỷ lệ hồi quy tuyến tính (LRR) và tổng thay đổi đường bờ (CSE). Với 61,76% đường bờ tại khu vực là bồi tụ, 38,24% đường bờ là sạt lở và đã chỉ ra được tại vị trí nào tốc độ bồi tụ và sạt lở là mạnh nhất. Vị trí đường bờ thay đổi lớn nhất đạt khoảng cách 13,5 m. Tốc độ sạt lở lớn nhất đạt 2,49 m/năm, tốc độ bồi tụ lớn nhất đạt 3,4 m/năm, từ đó có thể giúp người dân và chính quyền địa phương có biện pháp ứng phó kịp thời nhất.

Tác giả: ThS. ĐOÀN THỊ BÍCH NGỌC
              ThS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
              ThS. LÊ THÙY LINH
              Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

191-1
Khu vực nghiên cứu

Hiện nay, công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và phát hiện đầy đủ các biến thể không gian và thời gian của hệ thống sông. Đã có rất nhiều những nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để nghiên cứu biến động đường bờ trên thế giới và tại Việt Nam do ưu thế đa thời gian và phạm vi rộng như nghiên cứu “Phân tích thay đổi đường bờ cho phần phía Bắc của bờ biển Coromandel” của tác giả N.N.Salghuna và cộng sự (2015). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng tư liệu ảnh Landsat MSS, TM, ETM và kênh ảnh tỷ lệ để triết tách đường bờ nước, sử dụng phương pháp LRR trong công cụ DSAS để phân tích thay đổi đường bờ; “Ứng dụng Viễn thám và GIS đánh giá biến động đường bờ sông Tiền và sông Hậu” của tác giả Hồ Nguyễn Như Quỳnh và cộng sự (2018). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã dùng phương pháp tỷ lệ kênh ảnh MNDWI để phân loại đường bờ dựa vào ảnh Landsat đa thời gian. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện sử dụng ảnh Sentinel - 2A và công cụ DSAS được tích hợp trên phần mềm ArcGIS để phân tích biến động đường bờ sông Đuống đoạn thuộc địa phận xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để có cái nhìn rõ về tình trạng sạt lở - bồi tụ của bờ sông này.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận