Tác giả: TS. NGUYỄN LỘC KHA
Phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải
Cầu bê tông cốt thép |
Trong thực tế của lịch sử ngành Xây dựng đã tạo ra các công trình cầu có khả năng chịu tải cao và có tuổi thọ bền vững theo thời gian. Nhiều công trình vẫn còn tồn tại giá trị cho đến ngày nay như: cầu Pons Phabricius (Rome trên 2.000 tuổi); cầu Ponte Vecchio (Italia trên 670 tuổi); cầu Ponte Di Rialto (Italia trên 430 tuổi); cầu Khaju (Iran trên 350 tuổi)...
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều vật liệu có khả năng chịu lực cao, độ bền theo thời gian rất lớn, các lý thuyết tính toán phức tạp đã được hỗ trợ bởi các phần mềm chuyên dụng... Như vậy, khi sử dụng các công nghệ khoa học hiện đại và được điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể, hoàn toàn có thể cung cấp các sản phẩm có tuổi thọ sử dụng từ 100 đến 150 năm hoặc hơn nữa trong ngành Xây dựng.
Cách tiếp cận tích hợp mới này xác định một trọng tâm mới trong quy trình thiết kế và xây dựng công trình. Cần có một thay đổi quan trọng trong tư duy về thiết kế, thi công và bảo trì công trình. Sự thay đổi như vậy có thể dẫn đến cải thiện đáng kể hiệu suất tuổi thọ của chúng.
Để có cơ sở phát triển các triết lý và lý thuyết thiết kế kết cấu cho các công trình cầu theo tuổi thọ sử dụng, điều đầu tiên là cần phải hiểu rõ cơ chế hư hỏng của vật liệu, của kết cấu bê tông cốt thép trong sự tương tác giữa vật liệu, kết cấu với môi trường. Sự hiểu biết này sẽ là triết lý cơ bản cho thiết kế vòng đời sử dụng của các kết cấu công trình. Những điều cơ bản trong hiểu biết đương đại về sự tương tác giữa cấu trúc và môi trường, tương tác từ thiết kế, thi công và sử dụng được nêu trong bài báo này.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.