Tây Ninh giảm số vụ và số người chết do TNGT

Hoạt động Ban ATGT 12/08/2017 11:07

6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra 79 vụ, làm chết 25 người, bị thương 75 người.

h1
6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra 79 vụ, làm chết 25 người, bị thương 75 người.

Ban ATGT tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra 79 vụ, làm chết 25 người, bị thương 75 người. So với cùng kỳ năm 2016 giảm 6 vụ, giảm 13 người chết, số người bị thương không tăng giảm, chủ yếu đường bộ, đường thủy TNGT không xảy ra.

Nguyên nhân gây ra TNGT chủ yếu do người điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi như: đi không đúng làn đường, phần đường (chiếm 36,71%); điều khiển phương tiện không chú ý quan sát (chiếm 25,32%); chuyển hướng không đảm bảo an toàn (chiếm 15,19%)... Về phương tiện gây ra tai nạn mô tô (chiếm 64,56%), ôtô (chiếm 29,11%) phương tiện khác (chiếm 6,33%). Về tuyến đường xảy ra tai nạn quốc lộ (chiếm 32,91%), tỉnh lộ (chiếm 29,11%), khu vực nội thị và đường giao thông nông thôn (chiếm 37,98%).  

6 tháng đầu năm Lực lượng CSGT kiểm tra lập biên bản 18.646 trường hợp (ô tô 3.364, mô tô 14.620, xe khác 662) nộp kho bạc Nhà nước 19,142 tỷ đồng, tạm giữ 8.568 phương tiện vi phạm, phạt cảnh cáo 284 trường hợp và tước GPLX có thời hạn 3.141 trường hợp.

Lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra lập biên bản 929 trường hợp, nộp kho bạc Nhà nước 3,339 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát trật tự, Công an xã, phường, thị trấn kiểm tra lập biên bản 91 trường hợp, nộp kho bạc Nhà nước 20,26 triệu đồng.

Lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp kiểm tra lập biên bản 103 trường hợp nộp kho bạc Nhà nước 419 triệu đồng, tạm giữ 1.008 vật dụng vi phạm. Lực lượng CSGT kiểm tra lập biên bản 757 trường hợp chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nhắc nhở, giải tán 376 nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đêm khuya trên vỉa hè.

Về xử lý vi phạm theo chuyên đề: về rượu, bia xử lý 5.751 trường hợp với 7,33 tỷ đồng, chuyển hướng không báo tín hiệu 2.430 trường hợp; vi phạm tốc độ 1.034 trường hợp; không đội MBH khi đi xe môtô, xe gắn máy 1.414 trường hợp; sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe môtô, xe gắn máy 259 trường hợp; đi không đúng làn đường, phần đường quy định 97 trường hợp; từ đường phụ ra đường chính không nhường đường 496 trường hợp; đi vào đường ngược chiều 1.129 trường hợp; xe thô sơ chở hàng hóa cồng kềnh 26 trường hợp; xe ôtô chở khách vi phạm xử lý 202 trường hợp.

Về hoạt động vận tải: Đưa vào khai thác 7 tuyến vận tải hành khách cố định, nâng tổng số tuyến đang khai thác lên 72 tuyến; đầu tư các điểm đón - trả khách tuyến cố định trên các tuyến tỉnh lộ; hiện đang xin giấy phép thi công các điểm đón - trả khách tuyến cố định trên tuyến quốc lộ 22, 22B. Triển khai, thực hiện phần mềm dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 về cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải, biển hiệu, phù hiệu xe ôtô; tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải (đã kiểm tra 03 doanh nghiệp, xử phạt VPHC trên 30 triệu đồng); trong các đợt cao điểm nghỉ lễ, tết các bến xe và đơn vị vận tải đã phối hợp tốt nên tình hình vận tải hành khách diễn ra bình thường, thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân;  thường xuyên theo dõi dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, đã phát hiện xử lý thu hồi phù hiệu 1 tháng đối với 3 xe, 6 tháng đối với 1 xe; đình chỉ khai thác tuyến 1 tháng đối với 3 doanh nghiệp vận tải.

Về tổ chức giao thông: Tăng cường quản lý chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; năm 2017, UBND tỉnh giao tổng số vốn  331.240 triệu đồng cho 4 dự án chuyển tiếp, 4 dự án mới và 8 dự án chuẩn bị đầu tư, trong đó vốn ngân sách tập trung là 286.060 triệu đồng, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 45.180 triệu đồng. Giá trị khối lượng thực hiện đến tháng 6/2017 là 56.290 triệu đồng, đã giải ngân 26.871 triệu đồng. Sở GTVT đã chủ trì phối hợp với Văn phòng Ban ATGT tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, khắc phục các bất cập về tổ chức giao thông theo các kiến nghị của cử tri và địa phương; kịp thời sửa chữa, bảo đảm ATGT các tuyến đường do địa phương quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ IV và các đơn vị liên quan khảo sát, kiến nghị khắc phục các bất cập trong tổ chức giao thông tuyến quốc lộ 22, 22B; từng bước điều chỉnh thay thế biển báo, vạch sơn kẽ, gờ giảm tốc các vị trí bất cập theo quy chuẩn mới 41/2016/BGTVT.

Ban ATGT các huyện, thành phố đã tập trung nguồn vốn sự nghiệp giao thông tiến hành sửa chữa, dặm vá, làm gờ giảm tốc, gắn biển báo hiệu, đèn chiếu sáng các tuyến đường thuộc địa phương quản lý nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thông suốt, an toàn.

Ý kiến của bạn

Bình luận