Thêm 5.000 mũ Tằng cẩu tới tay phụ nữ dân tộc Thái

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Hoạt động Ban ATGT 10/12/2019 17:19

5.000 chiếc mũ Tằng cầu được trao cho phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, đảm bảo ATGT và giữ trọn bản sắc dân tộc.

 

7
Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) trao tặng 5.000 mũ bảo hiểm tằng cầu tại Ngày hội ATGT các tỉnh miền núi phía Bắc.

ATGT vẫn giữ trọn bản sắc

Ngày 10/12 tại quảng trường Tây Bắc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức chương trình “Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc 2019” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật về TTATGT, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái khu vực miền núi phía Bắc.

Tại Ngày hội, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) trao tặng 5.000 mũ bảo hiểm Tằng cầu cho phụ nữ dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Theo ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi còn làm Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã từng trực tiếp ghi nhận hình ảnh người phụ nữ dân tộc Thái rất chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng vì búi tóc Tằng cẩu cao trên đỉnh đầu, nên đội mũ bảo hiểm không có tác dụng.

DSC01480
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu

Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng phải nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công một loại mũ bảo hiểm có thể phục vụ phụ nữ dân tộc Thái, nhưng hơn hết, Thủ tướng nhấn mạnh rằng, ATGT vẫn phải giữ được bản sắc truyền thống dân tộc. Và ngày nay, chúng ta đã thành công và  có loại mũ bảo hiểm dành riêng cho người phụ nữ dân tộc Thái có búi tóc cao trên đỉnh đầu. Đó là sự nỗ lực rất lớn từ cơ quan chức năng và nhà sản xuất.

“Đây là những hành động hết sức ý nghĩa. Tôi cảm thấy rất tuyệt vời khi nhìn thấy những phụ nữ Thái đội những chiếc mũ bảo hiểm như thế này tham gia giao thông. Hình ảnh những cô gái Thái có những búi tóc trên đầu rất đẹp và là giá trị truyền thống cần được bảo tồn. Với chiếc mũ "tằng cẩu" thì điều đó đã thực hiện được. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức để tất cả những phụ nữ dân tộc Thái sẽ có những chiếc MBH khi tham gia giao thông”, Phó Chủ tịch Khuất Việt Hùng bày tỏ.

DSC01508
Ông Khuất Việt Hùng chia sẻ về ý nghĩa của chiếc mũ bảo hiểm Tằng cẩu cho phụ nữ dân tộc Thái

Ông Khuất Việt Hùng cũng khẳng định: “Việc trao tặng 5000 mũ bảo hiểm cho phụ nữ Thái là minh chứng về sự cam kết của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tạo ra một sản phẩm với đầy đủ các tính năng an toàn, vừa có thể bảo vệ người tham gia giao thông, vừa tôn vinh và gìn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Thái, với búi tóc Tằng cẩu”.

1Những người phụ nữ dân tộc Thái đã có mặt từ sáng sớm tại quảng trường Tây Bắc, TP Sơn La để tham dự Ngày hội ATGT các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2019.

2Các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái.

3Ủy ban ATGT Quốc gia trao tài liệu tuyên truyền ATGT cho Ban ATGT các tỉnh miền núi phía Bắc.

4Sở GTVT Sơn La tiếp nhận 5.000 mũ bảo hiểm Tằng cẩu được trao tặng trong Ngày hội.

5Bà Kiều Thị Diễm - Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) trao mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái.

6Ông Khuất Việt Hùng trao tặng mũ bảo hiểm Tằng cẩu cho phụ nữ dân tộc Thái.

7Tại Ngày hội, Ủy ban ATGT Quốc gia đã trao tặng mũ bảo hiểm Tằng cẩu cho phụ nữ dân tộc Thái.

8Ngày hội diễn ra trong bầu không khí hồ hởi của hơn 2.000 người tham dự.

9Chương trình diễu hành phổ biến quy tắc ATGT tại TP Sơn La trong khuôn khổ Ngày hội.

10Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Prudential trao tặng học bổng cho con em của nạn nhân TNGT có hoàn cảnh khó khăn.

11Vui mừng đội mũ mới, đẹp, an toàn.

12Chiếc mũ bảo hiểm Tằng cẩu là sáng tạo của CTCP Kỹ thuật HI - đơn vị thiết kế và sản xuất thành công loại mũ bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ dân tộc Thái này.

Giảm mạnh và toàn diện TNGT tại miền núi phía Bắc

Thông tin tại Ngày hội, Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, khu vực miền núi phía Bắc trong trong 10 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 1.289 vụ TNGT (chiếm 9% số vụ TNGT trên cả nước), làm chết 691 người (chiếm 10,94%), bị thương 1164 người (chiếm 10,71%). So với cùng kỳ năm 2018, số vụ TNGT giảm 173 vụ (- 11,8%), số người chết giảm 74  người (- 9,7%), số người bị thương giảm 114 người (- 8,9%), trong đó 3 tỉnh có số người chết kéo giảm trên 20%, kéo giảm TNGT cả 3 tiêu chí là: Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, góp phần quan trọng để cả nước lần đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay, số người chết do TNGT 11 tháng đầu năm giảm 6,94%, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện được mục tiêu kéo giảm TNGT cả 3 của năm nay là trên 5% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Ngày hội ATGT lần này nằm trong khuôn khổ chiến dịch  "#3500 Sinh mạng" ATGT toàn cầu do Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Công ty Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) phối hợp triển khai tại Việt Nam từ tháng 3 vừa qua nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc. 

Thay mặt cho các tỉnh miền núi phía Bắc, ông Lê Hồng Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La kêu gọi: “Các cấp, các ngành và toàn thể đồng bào, cán bộ công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên hãy cùng chung tay hành động để ngăn chặn TNGT trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng”.

Trong lời kêu gọi cũng chỉ rõ một số nhiệm vụ như: tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị của cả tỉnh vào cuộc trong công tác đảm bảo TTATGT; nâng cao chất lượng tuyên truyền ATGT; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đảm bảo TTATGT; tăng cường lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm...

Ngày hội ATGT sẽ triển khai chuỗi các hoạt động thiết thực như: trao tặng mũ bảo hiểm; thi kĩ năng lái xe an toàn; diễu hành để phổ biến 12 nguyên tắc vàng khi tham gia giao thông như: đã uống rượu, bia không lái xe, đội mũ bảo hiểm đúng cách, không sử dụng điện thoại khi lái xe...

Ngoài ra còn có các hoạt động truyền thống của người dân tộc Thái như ném còn, kéo  co, bắn nỏ, chơi quay và tỏ mák lẹ. Đây là những hoạt động hết sức thiết thực, không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho người dân, Đoàn viên thanh niên mà còn góp phần giáo dục, định hướng thanh niên được phát triển toàn diện, nâng cao nhận thức trong công tác đảm bảo TTATGT, tăng cường kỹ năng điều kiển và hạn chế tai nạn liên quân đến xe mô tô, xe gắn máy.

Tằng cẩu hay búi tóc trên đỉnh đầu là một luật tục của đồng bào dân tộc Thái đen. Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu dẫn tới khi tham gia giao thông có sử dụng loại mũ bảo hiểm theo cấu tạo thông thường thì cũng chỉ mang tính hình thức; không đảm bảo đúng quy cách và không an toàn.

Ý kiến của bạn

Bình luận