Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 2 người thương vong tại tỉnh Hòa Bình sáng ngày 30-4 |
Tăng mạnh số vụ TNGT
Thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong ngày 1/5, toàn quốc xảy ra 33 vụ TNGT, làm chết 23 người, bị thương 14 người tất cả đều là TNGT đường bộ. So với ngày nghỉ Lễ thứ hai của năm 2019, số vụ TNGT tăng 06 vụ (tăng 22,2%), tăng 03 người chết (tăng 15%), giảm 05 người bị thương (giảm 26,3%).
Trong đó, không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đường sắt và Đường thủy nội địa không xảy ra TNGT.
Như vậy, Sau 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Lễ 30/4, 01/5, cả nước đã xảy ra 59 vụ TNGT, làm chết 37 người, bị thương 26 người. So sánh với 2 ngày đầu tiên kì nghỉ Lễ 30/4, 01/5/2019 tăng 15 vụ (tăng 34,1%), tăng 1 người chết ( tăng 2%), giảm 7 người bị thương (giảm 21%).
Trong kỳ nghỉ Lễ này, cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.184 trường hợp vi phạm, tạm giữ 185 xe ô tô, 1087 xe mô tô; tước 256 GPLX các loại, trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 316 t/h (tăng 137 t/h). Trong đó, các Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc (C08): Đã bố trí 32 ca tuần tra kiểm soát cơ động, kết hợp tuyên truyền nhắc nhở các phương tiện tham gia giao thông bảo đảm TTATGT trên các tuyến cao tốc. Lập biên bản 45 t/h vi phạm, phạt tiền nộp Kho bạc 51 triệu đồng, tước 07 GPLX, tạm giữ 01 mô tô.
Trên đường thủy nội địa, lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra, phát hiện xử lý 80 trường hợp vi phạm; phạt tiền 39 triệu đồng.
Thông tin với Tạp chí GTVT, bà Trịnh Thu Hà – Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, Đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia nhận được 18 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản về. Ngày 1/5, Đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 1/5 nhận được 10 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản về việc: tăng giá vé, xe khách đi lòng vòng để đón thêm khách và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường.
“Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh”, bà Trịnh Thu Hà cho biết.
Xe dù, bến cóc Hà Nội "nóng" hầm hập từng giờ dịp lễ 30/4-1/5 |
Tâm lý chủ quan sau Covid-19 là nguyên nhân gia tăng TNGT
Cũng theo bà Trịnh Thu Hà, sau những ngày cách ly xã hội, dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay là cơ hội đi lại tốt nhất của người dân. Trong ngày 1/5 nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn tiếp tục về quê hoặc đi nghỉ lễ làm lưu lượng phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các khu du lịch như Đèo Hải Vân, Đà Lạt, biển Sầm Sơn,…
Mặt khác, đợt nghỉ Lễ năm nay diễn ra trong thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch bệnh COVID-19. Với những kết quả tích cực của công tác phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly từng bước được điều chỉnh phù hợp để dần đưa các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội trở lại bình thường, tâm lý người dân ngày càng vui mừng, phấn khởi.
Sau 2 ngày đầu tiên của kì nghỉ tình hình TTATGT về cơ bản được bảo đảm tốt, hạn chế ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính; năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong kỳ nghỉ Lễ.
Lực lượng chức năng các địa phương, đặc biệt là CSGT, thanh tra giao thông vận tải tiếp tục hiện tốt tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải. Ủy ban ATGT Quốc gia, các Bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Công điện 480/CT-TTg về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5/2020.
Tuy nhiên, TNGT sau 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Lễ 30/4, 01/5, tình hình TNGT gia tăng cả 3 tiêu chí, đặc biệt là tăng đến 34,1% số vụ.
"Nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 mật độ phương tiện thấp, các tuyến đường thông thoáng, một số người điều khiển phương tiện giao thông sau thời gian thực hiện cách ly xã hội có tâm lý chủ quan, lơ là, thậm chí cố tình vi phạm quy định về tốc độ, phần đường, làn đường, lái xe vượt đèn đỏ; gia tăng vi phạm quy định nồng độ cồn, tốc độ khi lái xe và không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy, xe đạp điện tại một số địa phương, đặc biệt tại các vùng nông thôn", Phó Chánh văn phòng Trịnh Thu Hà cho biết.
Nhằm đảm bảo TTATGT trong những ngày còn lại của kì nghỉ lễ đề nghị các lực lượng chức năng các địa phương, đặc biệt là CSGT, thanh tra giao thông vận tải tiếp tục hiện tốt tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, chạy quá tốc độ quy định, vi phạm tín hiệu giao thông; đi không đúng phần đường, làn đường; sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện cơ giới; chở quá số người quy định; dừng, đỗ không đúng nơi quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, siết chặt quản lý kinh doanh vận tải. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm TTATGT theo Công điện 480/CT-TTg .
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.