Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, sau gần 4 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng (KSTT) phương tiện giao thông, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp về KSTT phương tiện, tình hình vi phạm quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện đã được kiềm chế, giảm hơn 90% so với những tháng đầu năm 2016.
“Để đạt được kết quả đó, Tổng cục ĐBVN đã tham mưu cho Bộ GTVT các kế hoạch chỉ đạo công tác KSTT xe; hướng dẫn, đôn đốc các sở GTVT, các cục QLĐB phối hợp với địa phương tăng cường công tác kiểm tra hiện trường về KSTT xe, vi phạm kích thước thùng hàng xe ô tô tự đổ; chủ động tham mưu lãnh đạo Bộ chủ trì kiểm tra tại các địa phương có nhiều xe quá tải; tổ chức hội nghị tại 4 khu vực, thành phần gồm sở GTVT, công an, TTGT, tổ chức liên quan để tăng cường sự phối hợp công tác KSTT phương tiện. Tình trạng xe quá tải, xe cơi nới thành, thùng đã được hạn chế, không hoạt động hiên ngang, thách thức như trước đây”, ông Huyện cho hay.
Sau khi tổng kết quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GTVT, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN chỉ đạo các cục QLĐB tổ chức lực lượng, phân công nhiệm vụ đúng quy định, khoa học, đồng thời kiểm tra, ngăn chặn và phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động kiểm soát xe quá tải; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác KSTT xe trên QL1; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm về tải trọng xe cho lực lượng chức năng và nhân viên vận hành của các sở GTVT, cục QLĐB và đơn vị quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các trạm KSTT xe, hàng tháng thông báo, đánh giá kết quả hoạt động, báo cáo Bộ GTVT và các địa phương nhằm chấm dứt vi phạm quá tải trên cả nước.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, mặc dù công tác KSTT phương tiện bước đầu được kiềm chế, tuy nhiên thời gian gần đây vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn biến phức tạp. Đặc biệt, khi kết thúc chương trình phối hợp 12593 giữa liên Bộ GTVT và Bộ Công an, tình trạng lái xe, chủ xe cố tình trốn tránh, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng; hiện tượng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông tiếp tục xuất hiện trên một số tuyến quốc lộ, nhất là các tuyến đường tỉnh, tuyến đường gần khu vực tập kết hàng hóa, kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu… gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp, làm mất TTATGT và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Năm 2016, thời điểm tổng kết thực hiện Kế hoạch số 12593, các trạm KSTT xe trên cả nước, thanh tra các sở GTVT và thanh tra các cục QLĐB đã kiểm tra 475.592 xe, trong đó vi phạm tải trọng 32.110 xe; 2.627 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, 20.879 xe vi phạm các lỗi khác; tổng số tiền xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước là 265.709 triệu đồng và tước 11.158 giấy phép lái xe; lượng xe vi phạm tải trọng còn khoảng 7,3%. Sau Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593 (từ 01/9 - 18/12/2016), các trạm KSTT xe lưu động trên cả nước đã kiểm tra 71.268 xe, trong đó vi phạm 31.783 xe.
Do vậy, để tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp KSTT phương tiện, nhằm đạt mục tiêu chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia giao thông, thời gian tới Tổng cục ĐBVN tiếp tục chỉ đạo, đổi mới tổ chức hoạt động công tác KSTT xe theo hướng làm tại nơi cung cấp hàng; lấy quản lý tại địa phương làm cơ bản; bố trí lực lượng hợp lý kết hợp quản lý chặt chẽ; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm và yêu cầu xe vi phạm phải quay lại để dỡ hàng tạo tính giáo dục lan tỏa đối với các chủ hàng và lái xe; thực hiện xử phạt hành chính hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở bốc xếp, mỏ, bến bãi vi phạm.
Cùng với đó, Tổng cục tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc kiểm soát tải trọng phương tiện, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của trạm KSTT xe trên đường bộ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm KSTT xe cố định; cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trạm KSTT xe kết hợp với trạm thu phí; chỉ đạo lực lượng thanh tra GTVT, cảng vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô… để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ.
Để thực hiện tốt công tác KSTT xe, Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn, trong đó phân công và xác định trách nhiệm cụ thể của lực lượng công an, GTVT, chính quyền địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chỉ đạo sở GTVT quản lý, vận hành các trạm KSTT xe do Bộ GTVT trang bị; kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của trạm KSTT xe phù hợp với tình hình của địa phương; kiểm tra, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô; kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vận tải, đầu mối hàng hóa vi phạm, cam kết về xếp hàng hóa lên xe ô tô không vượt quá tải trọng cho phép
Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, sau gần 4 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng (KSTT) phương tiện giao thông, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp về KSTT phương tiện, tình hình vi phạm quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện đã được kiềm chế, giảm hơn 90% so với những tháng đầu năm 2016. “Để đạt được kết quả đó, Tổng cục ĐBVN đã tham mưu cho Bộ GTVT các kế hoạch chỉ đạo công tác KSTT xe; hướng dẫn, đôn đốc các sở GTVT, các cục QLĐB phối hợp với địa phương tăng cường công tác kiểm tra hiện trường về KSTT xe, vi phạm kích thước thùng hàng xe ô tô tự đổ; chủ động tham mưu lãnh đạo Bộ chủ trì kiểm tra tại các địa phương có nhiều xe quá tải; tổ chức hội nghị tại 4 khu vực, thành phần gồm sở GTVT, công an, TTGT, tổ chức liên quan để tăng cường sự phối hợp công tác KSTT phương tiện. Tình trạng xe quá tải, xe cơi nới thành, thùng đã được hạn chế, không hoạt động hiên ngang, thách thức như trước đây”, ông Huyện cho hay.Sau khi tổng kết quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GTVT, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN chỉ đạo các cục QLĐB tổ chức lực lượng, phân công nhiệm vụ đúng quy định, khoa học, đồng thời kiểm tra, ngăn chặn và phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động kiểm soát xe quá tải; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác KSTT xe trên QL1; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra và xử lý vi phạm về tải trọng xe cho lực lượng chức năng và nhân viên vận hành của các sở GTVT, cục QLĐB và đơn vị quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các trạm KSTT xe, hàng tháng thông báo, đánh giá kết quả hoạt động, báo cáo Bộ GTVT và các địa phương nhằm chấm dứt vi phạm quá tải trên cả nước. Cũng theo ông Nguyễn Văn Huyện, mặc dù công tác KSTT phương tiện bước đầu được kiềm chế, tuy nhiên thời gian gần đây vi phạm về tải trọng xe có biểu hiện tái diễn biến phức tạp. Đặc biệt, khi kết thúc chương trình phối hợp 12593 giữa liên Bộ GTVT và Bộ Công an, tình trạng lái xe, chủ xe cố tình trốn tránh, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng; hiện tượng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông tiếp tục xuất hiện trên một số tuyến quốc lộ, nhất là các tuyến đường tỉnh, tuyến đường gần khu vực tập kết hàng hóa, kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu… gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp, làm mất TTATGT và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.Năm 2016, thời điểm tổng kết thực hiện Kế hoạch số 12593, các trạm KSTT xe trên cả nước, thanh tra các sở GTVT và thanh tra các cục QLĐB đã kiểm tra 475.592 xe, trong đó vi phạm tải trọng 32.110 xe; 2.627 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, 20.879 xe vi phạm các lỗi khác; tổng số tiền xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước là 265.709 triệu đồng và tước 11.158 giấy phép lái xe; lượng xe vi phạm tải trọng còn khoảng 7,3%. Sau Hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593 (từ 01/9 - 18/12/2016), các trạm KSTT xe lưu động trên cả nước đã kiểm tra 71.268 xe, trong đó vi phạm 31.783 xe. Do vậy, để tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp KSTT phương tiện, nhằm đạt mục tiêu chấm dứt tình trạng phương tiện quá tải tham gia giao thông, thời gian tới Tổng cục ĐBVN tiếp tục chỉ đạo, đổi mới tổ chức hoạt động công tác KSTT xe theo hướng làm tại nơi cung cấp hàng; lấy quản lý tại địa phương làm cơ bản; bố trí lực lượng hợp lý kết hợp quản lý chặt chẽ; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm và yêu cầu xe vi phạm phải quay lại để dỡ hàng tạo tính giáo dục lan tỏa đối với các chủ hàng và lái xe; thực hiện xử phạt hành chính hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở bốc xếp, mỏ, bến bãi vi phạm.Cùng với đó, Tổng cục tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc kiểm soát tải trọng phương tiện, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của trạm KSTT xe trên đường bộ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm KSTT xe cố định; cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trạm KSTT xe kết hợp với trạm thu phí; chỉ đạo lực lượng thanh tra GTVT, cảng vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô… để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ.Để thực hiện tốt công tác KSTT xe, Tổng cục ĐBVN đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn, trong đó phân công và xác định trách nhiệm cụ thể của lực lượng công an, GTVT, chính quyền địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chỉ đạo sở GTVT quản lý, vận hành các trạm KSTT xe do Bộ GTVT trang bị; kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của trạm KSTT xe phù hợp với tình hình của địa phương; kiểm tra, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đối với vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô; kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị vận tải, đầu mối hàng hóa vi phạm, cam kết về xếp hàng hóa lên xe ô tô không vượt quá tải trọng cho phép
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.