Tác giả: ThS. LÊ THỊ LỆ
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Kết cấu công trình trọng lực cảng Cái Lân |
Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, với 3.260 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam và rộng khoảng 1 triệu km2, thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, có nhiều vịnh kín, sông với độ sâu lớn, vị trí địa lý gần với các tuyến hàng hải quốc tế, là vị trí quan trọng nối liền tuyến vận tải biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt vùng biển Đông của Việt Nam là tuyến vận tải dầu và hàng hóa container từ các nước tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước tiêu thụ khối lượng năng lượng rất lớn, nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển. Đường vận tải hàng hóa qua khu vực biển Đông chiếm 40% lượng hàng hóa trên toàn thế giới trị giá 5.000 tỷ USD - là lượng hàng hóa cực kỳ lớn. Hiện tại, vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối (80% khối lượng) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia với mức tăng trưởng bình quân năm là 8 - 9%. Hầu hết các cảng biển có khối lượng thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đội tàu biển Việt Nam những năm gần đây cũng đã tăng cả về số lượng cũng như kích thước tàu. Song song với đó, vận tải biển thế giới với bề dày kinh nghiệm đã có rất nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đi đầu về phát triển cảng biển, vận tải biển quốc tế nên xu hướng phát triển đội tàu ngày càng lớn và tác động càng rõ rệt đối với ngành vận tải biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng kịp thời cho khả năng cung ứng dịch vụ vận tải với lượng hàng hóa khổng lồ và nhộn nhịp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Năng lực cảng biển tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải và xu thế phát triển của đội tàu biển thế giới. Trong khi mới đây, Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam) được ký kết ngày 30/6/2019 giữa Việt Nam và EU. Ngày 12/02/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua giúp thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thuộc EU tăng lên đáng kể. Khi đó, có tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam qua đường biển. Điều này kéo theo tỷ trọng hàng hóa các tuyến vận tải biển Bắc - Nam, Đông - Tây chắc chắn gia tăng.
Với xu thế phát triển ngày càng lớn của đội tàu quốc tế thì khả năng tàu biển đến cảng Việt Nam bị hạn chế và không thuận lợi. Xây mới cảng biển đòi hỏi kinh phí rất lớn, chỉ thực hiện được ở một số cảng chính. Bên cạnh việc xây mới thì chúng ta cần phải kết hợp nâng cấp các bến cảng hiện hữu, cần có giải pháp kỹ thuật phù hợp hơn để đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng phát triển như hiện nay. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tăng chiều sâu trước bến cho cảng biển trong điều kiện Việt Nam.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.