Tác giả: TS. VŨ NGỌC LINH
PGS. TS. LƯƠNG XUÂN BÍNH
Trường Đại học Giao thông vận tải
Mô hình thí nghiệm cắt hai mặt |
Đề tài nghiên cứu về khả năng dính bám giữa hai lớp vật liệu bê tông cũ và lớp vữa sửa chữa thông qua thí nghiệm cắt hai mặt. Thí nghiệm được tiến hành với các trường hợp khác nhau của kích thước cốt liệu của bê tông, cách xử lý bề mặt, kết quả được phân tích và đánh giá về các nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới khả năng dính bám giữa hai vật liệu. Kết quả của đề tài giúp ta hiểu rõ hơn về ứng xử của lớp liên kết giữa hai loại vật liệu, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao cường độ dính bám.
Với bài toán sửa chữa kết cấu bê tông có sử dụng vữa để trám vá, liên kết yếu nhất ở vị trí mặt tiếp xúc giữa hai lớp vật liệu và dính bám giữa lớp vật liệu bê tông cũ và lớp vật liệu vữa sửa chữa được thi công sau đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả của công tác sửa chữa, gia cường. Trên thế giới, các tác giả trong nhiều nghiên cứu [1,2,3,4,5] đã có nhận xét về yếu tố ảnh hưởng đến lực dính bám giữa hai lớp vật liệu bê tông cũ và mới. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về dính bám giữa bê tông và vữa sửa chữa, đặc biệt là các loại vật liệu được sản xuất trong nước. Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung vào nghiên cứu tính dính bám của hai lớp vật liệu thông qua thực hiện thí nghiệm. Có nhiều phương pháp thí nghiệm để xác định tính dính bám giữa hai lớp vật liệu nhưng tác giả lựa chọn thực hiện thí nghiệm theo phương pháp cắt hai mặt.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.