Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng đến tuổi thọ của kết cấu mặt đường mềm ở Việt Nam

Diễn đàn khoa học 23/12/2020 09:48

Ở Việt Nam, kết cấu áo đường mềm có lớp móng trên bằng vật liệu cấp phối đá chặt gia cố nhựa (ĐGCN) đã và đang được sử dụng cho một số tuyến cao tốc trong thời gian gần đây như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Long Thành - Dầu Giây... Thực tế khai thác ở các dự án này bước đầu cho thấy các KCMĐ mềm sử dụng lớp móng ĐGCN có chất lượng tốt, chưa xuất hiện các hư hỏng như hằn lún vệt bánh xe và nứt mỏi của mặt đường.

 Tác giả: TS. TRẦN DANH HỢI
               ThS. TRẦN THỊ CẨM HÀ
               Trường Đại học Giao thông vận tải

 

Image709695
KCMĐ mềm có lớp móng trên bằng CPĐD loại 1 (KC1)

Các KCMĐ mềm sử dụng lớp móng ĐGCN vẫn còn chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta do giá thành xây dựng ban đầu còn cao hơn khi so sánh với phương án sử dụng lớp móng CPĐD loại 1 khi thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 211-06. Sở dĩ như vậy bởi vì tiêu chuẩn này không cho phép kỹ sư thiết kế có thể dự báo được các hư hỏng của mặt đường trong thời hạn thiết kế để có thể đánh giá ưu điểm của phương án thiết kế KCMĐ mềm có sử dụng lớp móng ĐGCN. Vì vậy, cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá các KCMĐ mềm sử dụng lớp móng ĐGCN thông qua tính toán cũng như thử nghiệm ngoài hiện trường để đánh giá đầy đủ về ảnh hưởng của lớp vật liệu này đối với KCMĐ mềm. Vì vậy, việc phân tích các KCMĐ mềm với các lớp móng truyền thống bằng CPĐD so sánh với lớp móng ĐGCN sử dụng phương pháp cơ học - thực nghiệm (M-E) để đánh giá ảnh hưởng của lớp móng ĐGCN trong KCMĐ mềm là cần thiết, sẽ góp phần giúp các kỹ sư thiết kế có cái nhìn định lượng để có thêm cơ sở quyết định lựa chọn lớp móng này trong các thiết kế mặt đường mềm cho các dự án xây dựng đường bộ.

Lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng ngày càng được sử dụng rộng rãi làm lớp móng trên của kết cấu mặt đường (KCMĐ) ô tô có quy mô giao thông lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thiết kế mặt đường hiện hành 22 TCN 211-06 chưa chỉ ra được ảnh hưởng của lớp móng này đến tuổi thọ khai thác của KCMĐ mềm. Bài báo giới thiệu một số kết quả dự báo các hư hỏng của KCMĐ mềm với lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng bằng phương pháp cơ học - thực nghiệm. Các kết quả này cho thấy ưu điểm về khả năng kháng lún và nứt mỏi của loại kết cấu này so với trường hợp kết cấu sử dụng lớp móng trên cấp phối đá dăm (CPĐD) loại 1.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận