Tác giả: ThS. VÕ VĨNH BẢO
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC LONG
GS. TS. TRẦN ĐỨC NHIỆM
Trường Đại học Giao thông vận tải
Quan hệ ứng suất biến dạng của bê tông theo Hognestad |
Khu vực Đông Nam bộ là trọng tâm phát triển kinh tế khu vực phía Nam, với đặc thù có nhiều đô thị có mức độ tập trung dân số và mức gia tăng dân số hàng năm cao, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông đô thị đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của khu vực là rất lớn. Hiện tại có nhiều dự án lớn xây dựng cầu và đường trên cao sử dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đã, đang và sẽ được triển khai trong khu vực. Tuy nhiên, phần lớn các thiết kế dầm hiện nay vẫn sử dụng bê tông cường độ thông thường.Việc nghiên cứu ứng dụng bê tông cường độ cao vào công tác thiết kế và thi công kết cấu dầm bê tông dự ứng lực sử dụng bê tông cường độ cao là một hướng đi đúng đắn và thiết thực cho vùng Đông Nam bộ.
Trong công tác thiết kế kết cấu dầm bê tông dự ứng lực, khi sử dụng bê tông cường độ cao cần đánh giá sức kháng của kết cấu, đặc biệt là sức kháng uốn là nội dung được coi trọng. Với phương pháp thiết kế theo mô hình quy đổi khối ứng suất chữ nhật tương đương với các hệ số α1 và b1 theo hướng dẫn của quy trình là chưa đủ thỏa mãn về tính tin cậy khi dùng bê tông cường độ cao với vật liệu địa phương. Vì vậy, nghiên cứu này đặt mục tiêu xây dựng đường cong quan hệ ứng suất biến dạng của vật liệu bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu địa phương khu vực Đông Nam bộ nhằm phục vụ cho công tác thiết kế kết cấu dầm bê tông dự ứng lực để ước tính sức kháng của dầm theo mô hình phân tích phi tuyến.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.