Tác giả: TS. Phùng Bá Thắng; PGS. TS. Đặng Gia Nải
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
TS. Đặng Việt Đức
Trường Đại học Thủy Lợi
Sơ đồ cấu tạo dầm T 50 m |
Kết quả nghiên cứu về “cải tiến kết cấu hạ thấp chiều cao dầm bê tông DƯL định hình chữ I” được trình bày trong [1,2], trong đó nghiên cứu đã đi sâu phân tích đặc điểm kỹ thuật về cấu tạo mặt cắt hình học và công nghệ chế tạo. Đặc biệt, yếu tố tổ chức thi công loại dầm I theo 2 giai đoạn, trong đó việc thi công đổ sau bản mặt cầu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm khả năng dự trữ lượng DƯL trong dầm, làm cho dầm có chiều cao lớn hơn.
Nhằm hạn chế đặc điểm kỹ thuật bất lợi trên, tham khảo các công nghệ của Công ty Kurosawa [3], trong nghiên cứu đã đưa ra hai giải pháp: giải pháp cấu tạo bổ sung thêm các cốt bản thép tại khu vực chịu nén (trên trục trung hòa) của dầm bê tông DƯL định hình chữ I và giải pháp mở rộng ngang 2 cánh bầu trên của dầm để biến mặt cắt dạng I thành T. Với việc cấu tạo dạng dầm chữ T sẽ loại trừ được yếu tố hạn chế thi công dầm I theo hai giai đoạn (căng kéo dầm trên mặt đất và tiếp theo là đổ bê tông bản mặt cầu dày 20 cm). Với dầm dạng T, công nghệ chế tạo dầm chỉ diễn tra 1 lần trên mặt đất, qua đó sẽ loại trừ được yếu tố giảm lượng dự trữ DƯL trong dầm. Với việc bổ sung cốt bản thép tại khu vực chịu nén, trục trung hòa sẽ được nâng cao làm tăng hiệu quả của cốt thép DƯL.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.